Vn-Index đóng cửa thấp nhất ngày do áp lực bán tăng tại ngưỡng kháng cự 900 điểm, ACB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VN-INDEX ĐÓNG CỬA THẤP NHẤT NGÀY DO ÁP LỰC BÁN TẠI NGƯỠNG 900 ĐIỂM
- Thị trường mở cửa tăng điểm tốt và đi ngang tại mức tăng này đến giữa phiên chiều. Tuy nhiên, áp lực gia tăng khi Vn-Index chạm ngưỡng kháng cự 900 điểm đã khiến Vn-Index đóng cửa gần thấp nhất ngày
- Thị trường nhìn chung khá cân bằng; Vn-Index tăng điểm là do 1 số ít mã vốn hóa lớn như VCB HVN MSN BID VPB VHM tăng tốt
- Nhóm tăng điểm gốm có chứng khoán, ngân hàng, dược phẩm, hàng tiêu dùng, và logistics; trong khi nhóm giảm điểm là công nghệ, thủy sản, điện, và xây dựng
- Thanh khoản tăng: 1.6% cao hơn trung bình 20 phiên, và 11% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng 18 phiên liên tiếp, tập trung bán SHB (304 tỷ), nếu loại SHB, khối ngoại sẽ mua ròng nhẹ
Bản tin hàng ngày      

- Ngân hàng Thế giới công bố gói hỗ trợ khẩn cấp lên tới 12 tỷ USD
Bao gồm 2,7 tỷ USD từ IBRD, 1,3 tỷ USD từ IDA, và 2 tỷ USD tái cơ cấu danh mục đầu tư hiện có, và 6 tỷ USD từ IFC, trong đó bao gồm 2 tỷ USD tái cơ cấu từ các chương trình hỗ trợ thương mại hiện có. Gói hỗ trợ sẽ bao gồm các chương trình tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật dựa trên kiến ​​thức toàn cầu và chia sẻ kinh nghiệm tầm quốc gia.

- IMF lập quỹ 50 tỷ USD ứng phó Covid-19
Gói cứu trợ khẩn cấp 50 tỷ USD sẽ dành cho các quốc gia thị trường mới nổi và thu nhập thấp. Mục đích của gói sẽ là tăng cường hệ thống chăm sóc y tế, sau đó là các chương trình kích thích tài chính và hỗ trợ thanh khoản.

- UBCK xem xét cấp margin cho cổ phiếu UPCoM, đề xuất giảm phí giao dịch phái sinh
Ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết đang xem xét việc nới dòng tiền vào thị trường với việc cho phép giao dịch ký quỹ (margin) cổ phiếu trên sàn UPCoM. Lãnh đạo UBCK đã đốc thúc Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) xem xét giảm phí cho nhà đầu tư, đặc biệt biểu phí trên thị trường phái sinh nhằm hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư cũng như cải thiện thanh khoản thị trường.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Mã: ACB
Giá cổ phiếu tại ngày 05/03/2020       25,600
PE hiện tại         7.0
Vốn hóa (tỷ)         42,738
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 11,438   14,032 16,097 14,581
yoy 51.3%   22.7% 14.7% -9.4%
LNST 2,118   5,137 5,997 6,566
yoy 60%   142.5% 16.7% 9.5%
Tỷ suất LNST 18.5%   36.6% 37.3% 45.0%
EPS 1,578   3,999 3,560 3,964
P/E 12.8   6.5 7.2 6.5
Nguồn: FiinPro
Triển vọng: KHẢ QUAN

- Tín dụng và bancassurance vẫn sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận
Năm 2019, tăng trưởng tín dụng và huy động của ACB là 16.6% và 14.1%, khiến tỷ lệ LDR tăng từ 85.4% lên 87.2%. Năm 2020, khi thông tư 22/2019 có hiệu lực, ACB sẽ phải giảm LDR về mức 85%, do đó, tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ giảm về mức 15%. Ngoài ra, mảng phí bancassurance dự kiến sẽ tăng trưởng rất mạnh ~80% nhờ việc liên kết với các công ty bảo hiểm (đặc biệt là bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ) được đẩy mạnh trong 2 năm qua. Bancassurance cũng là xu thế chung của ngành ngân hàng trong vài năm tới.

- Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro có thể sẽ tăng mạnh
Năm 2019, chi phí dự phòng của ACB giảm mạnh 70.6%, lý do là vì ACB đã hoàn nhập 1 số khoản dự phòng đã trích lập trước đó do thu hồi được tài sản đảm bảo (theo chúng tôi giá trị hoàn nhập là khoảng 400 tỷ). Do đó, chi phí dự phòng năm 2020 dự kiến có thể tăng tới 67%, tương đương tăng ~180 tỷ.

- Chất lượng tài sản của ACB tốt nhất hệ thống ngân hàng
+ Tỷ lệ nợ xấu (NPL) là 0.54% - thấp nhất hệ thống ngân hàng
+ Tỷ lệ LDR là 87.2%, tuy cao hơn 1 số ngân hàng như VCB MBB nhưng vẫn ở mức rất thấp so với nhiều ngân hàng khác
+ Tỷ lệ CAR (theo chuẩn Basel II) lên tới 10.7%, cao hơn khá nhiều mức quy định là 9%; do đó, ACB không gặp ác lực phải tăng vốn trong ngắn hạn
1900.1055