Tiếp tục bùng nổ, phiên thứ 4 liên tiếp tăng trên 10 điểm, BID - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

TIẾP TỤC BÙNG NỔ, PHIÊN THỨ 4 LIÊN TIẾP TĂNG TRÊN 10 ĐIỂM
- Vn-Index mở cửa tăng tốt, chuyển sang giảm nhẹ đầu phiên sáng, tuy nhiên đã tiếp tục tăng mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt phiên
- Dòng tiền đổ vào thị trường rất mạnh, nhiều ngành bùng nổ, nhiều cổ phiếu lớn như TCB PVD VCI DBC đóng cửa tăng trần
- Số mã tăng điểm gấp đôi số mã giảm điểm
- Nhóm tăng tốt là chứng khoán, bán lẻ, ngân hàng, hàng tiêu dùng, tiện ích, logistics, và vật liệu xây dựng
- Thanh khoản giảm mạnh: 25% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 29% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại đã bán ròng trở lại chỉ sau 1 phiên mua ròng, tuy nhiên, họ đã bán ròng thỏa thuận PC1 (384 tỷ) VCI (90 tỷ) SVC(85 tỷ). Do đó, khối ngoại đã mua ròng ở trên thị trường khớp lệnh liên tục.
Bản tin hàng ngày      

- Chưa đầy 2 tháng, các ngân hàng đã cho vay mới 630,000 tỷ đồng lãi suất thấp
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đã miễn, giảm, hạ lãi suất với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết.

- Các quỹ ETF giảm rút vốn trong tuần giao dịch 4-8/5
Trong tuần qua, dòng vốn rút khỏi các quỹ ETF đã "hạ nhiệt" đáng kể khi chỉ có 3 quỹ FTSE Vietnam ETF, VFMVN30 ETF và iShare MSCI Frontier 100 ETF bị rút vốn với tổng giá trị 7,58 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm tới nay, các quỹ ETF hiện diện trên TTCK Việt Nam bị rút ròng lượng vốn khoảng 87,3 triệu USD.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Mã: BID
Giá cổ phiếu tại ngày 11/05/2020       38,500
PE hiện tại         17.5
Vốn hóa (tỷ)         152,837
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 39,016   44,483 48,121 49,600
yoy 28.2%   14.0% 8.2% 3.1%
LNST 6,787   7,358 8,368 8,790
yoy 51%   8.4% 13.7% 5.0%
Tỷ suất LNST 17.4%   16.5% 17.4% 17.7%
EPS 1,463   1,642 2,163 2,185
P/E 22.7   20.2 21.1 17.6
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2020:

Lợi nhuận giảm 46.7% do không còn doanh thu hoàn nhập dự phòng và các chi phí tăng:
- Thu nhập lãi thuần tăng 7%: trong 3 tháng dầu năm, tín dụng giảm -1.02% so với mức tăng 3.61% cùng kỳ 2019; huy động cũng giảm 1.24% so với mức tăng 2.55% cùng kỳ. Ngoài ra, NIM giảm 9 điểm cơ bản về mức 2.55%. Lý do là Covid-19 khiến nhu cầu vốn giảm và BID phải giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Covid-19
- Lãi từ hoạt động dịch vụ và ngoại hối tăng 25.5%
- Hoạt động mua bán và đầu tư chứng khoán chuyển từ lỗ 351 tỷ sang lãi 51 tỷ, chúng tôi đánh giá là do lãi suất có xu hướng giảm trong quý 1/2020 do Covid-19, khiến giá trị các khoản trái phiếu của BID tăng lên. Trong khi đó, xu hướng lãi suất trong quý 1/2019 lại là tăng. Do đó, thu nhập từ mua bán chứng khoán tăng và chi phí dự phòng chứng khoán cũng giảm mạnh từ 389 tỷ xuống còn 187.
- Doanh thu khác giảm mạnh 54% (tương đương 683 tỷ), dù BID không nêu rõ lý do nhưng theo chúng tôi là vì quý 1/2019, BID hoàn nhập nhiều khoản chi phí dự phòng đã trích lập
- Chi phí hoạt động tăng 16.2%, chủ yếu do chi phí lương nhân viên tăng 18%
- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 16.5%: đây là quý có chi phí dự phòng cao nhất trong lịch sử của BID, toàn bộ số dư VAMC đã được xử lý xong, và tỷ lệ nợ xấu giữ nguyên ở mức 1.74%
1900.1055