Nỗi lo sợ nCov vẫn ám ảnh thị trường, VIC - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

NỖI LO SỢ NCOV VẪN ÁM ẢNH THỊ TRƯỜNG
- Thị trường mở cửa giảm mạnh, hồi phục trong phần lớn ngày, nhưng lại tiếp tục giảm từ cuối phiên chiều
- Nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt nhóm ngân hàng, giảm mạnh hơn nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Vn30 giảm tới 1.23%, mức giảm mạnh hơn so với Vn-Index
- Nhiều ngành khác cũng giảm điểm như bán lẻ, bảo hiểm, chứng khoán, săm lốp, và công nghệ thông tin
- Tuy nhiên, vẫn có 1 số ngành thu hút được dòng tiền như y tế, tiện ích, xây dựng, và vật liệu xây dựng. 1 số cổ phiếu thậm chí tăng trần như CTD
- Thanh khoản giảm mạnh: 21% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 28% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại chuyển sang mua ròng, tập trung mua VNM (22 tỷ) HPG (17 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- 910 người chết vì virus corona, vượt dịch SARS
Tổng số ca tử vong vì virus corona trên thế giới hiện là 910. Số ca nhiễm ở tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bùng phát, đã lên gần 30.000.

- Phái đoàn WHO lên đường tới Trung Quốc
Nhóm các chuyên gia y tế do WHO dẫn đầu hôm qua lên đường tới Bắc Kinh để hỗ trợ Trung Quốc trong bối cảnh bùng phát virus corona.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần - Mã: VIC
Giá cổ phiếu tại ngày 10/02/2020       113,700
PE hiện tại         50.3
Vốn hóa (tỷ)         386,950
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 57,614   89,350 121,894 130,790
yoy 69.2%   55.1% 36.4% 7.3%
LNST 3,385   4,462 3,777 7,506
yoy 178%   31.8% -15.4% 98.7%
Tỷ suất LNST 5.9%   5.0% 3.1% 5.7%
EPS 1,235   1,628 1,118 2,219
P/E 92.7   70.3 102.4 51.2
Nguồn: FiinPro
Cập nhật lợi nhuận quý 4/2019: TRUNG LẬP

Lợi nhuận tăng 90.4% nhờ doanh thu tài chính
- Lợi nhuận gộp tăng trưởng 15% và tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 20.4% lên 23.2% nhờ: 1) Mảng bất động sản tăng tốt 37% (xem lại báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh VHM ngày 7/2/2020); 2) Mảng cho thuê văn phòng chỉ tăng nhẹ 4%; 3) Mảng khách sạn vẫn lỗ 360 tỷ, dù vậy số lỗ đã giảm 74% vs cùng kỳ; 4) Mảng bán lẻ tăng trưởng 53% nhờ VIC liên tiếp mở mới số lượng cửa hàng, tuy nhiên cũng khiến chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh; 5) Mảng sản xuất (Vinfast và Vinsmart) lỗ tới 3,500 tỷ, tăng 1,180% vs cùng kỳ. Năm 2019, VIC đã bán được ~15,300 ô tô và 50,000 xe đạp điện; năm 2020, VIC dự kiến sẽ bán được ~30,000 ô tô và 250,000 xe đạp điện, giới thiệu thêm 2 mẫu ô tô mới và 4 mẫu xe đạp điện mới
- Doanh thu tài chính tăng 111% nhờ thương vụ sáp nhập giữa MSN và VinCommerce, ghi nhận tới 8,450 tỷ lợi nhuận bất thường
- Chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh 68.5% (tương đương 3,630 tỷ). VIC không breakdown chi tiết khoản chi phí này nên không đủ căn cứ để đánh giá. Tuy nhiên, theo chúng tôi là do VIC mở rộng số cửa hàng bán lẻ và mở rộng Vinfast trong năm 2019, khiến chi phí thuê mặt bằng, điện nước, nhân công...tăng rất mạnh. Tuy nhiên, VIC đã sáp nhập mảng bán lẻ với MSN cuối năm 2019, nên từ 2020, mảng bán lẻ sẽ không còn nằm trong báo cáo tài chính của VIC.
+ Cuối cùng, lợi nhuận cho cổ đông VIC tăng hơn 1,000 tỷ so với LNST do VIC chỉ nắm ~51% cổ phần tại Vinfast
1900.1055