Nhóm ngân hàng bùng nổ, đà tăng của Vn-Index lại tiếp tục, ACV - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

NHÓM NGÂN HÀNG BÙNG NỔ, ĐÀ TĂNG CỦA VN-INDEX LẠI TIẾP TỤC
- Vn-Index đi ngang đầu phiên sáng, và đã tăng tốt trong suốt thời gian còn lại. Như vậy, Vn-Index đã tăng tốt trở lại sau 4 ngày đi ngang
- Nhóm ngân hàng tăng tốt là động lực giúp Vn-Index tăng mạnh; và nhóm thép thậm chí bùng nổ khi cả HPG HSG đều tăng trần
- Điểm nhấn: SHB giao dịch tại giá sàn trong hầu hết ngày, tuy nhiên lực cầu cuối phiên chiều đã giúp SHB đóng cửa cao hơn giá sàn khá nhiều
- Các ngành tăng điểm khác là bán lẻ, chứng khoán, dầu khí, và tiện ích
- Thanh khoản giảm: 2.6% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 8.8% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng hôm nay, tập trung bán VHM (38 tỷ) BID (27 tỷ); tuy nhiên, họ cũng mua ròng mạnh VPB (61 tỷ) FUEVFVND (43 tỷ) VCB (41 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Chủ tịch Fed: Kinh tế Mỹ có thể giảm 30% nhưng không rơi vào Đại suy thoái
Tuy nhiên, ông cho rằng, nguyên nhân gây ra đợt suy yếu này không phải là tình trạng bong bóng tài sản hay bất kỳ lý do nào liên quan tới các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Đây chỉ là sự tự đóng băng tạm thời khi chính phủ nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan, cùng với sự năng động của kinh tế Mỹ và sức mạnh của hệ thống tài chính sẽ là những điều kiện thuận lợi cho 1 sự phục hồi mạnh mẽ.

- Nhật Bản chính thức suy thoái vì Covid-19
Theo số liệu chính thức, kinh tế Nhật Bản đã suy giảm quý thứ 2 liên tiếp, qua đó về lý thuyết được đánh giá là chính thức rơi vào suy thoái. Cụ thể, GDP quý I/2020 của Nhật suy giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi con số này là giảm 7,3% cho quý IV/2019. Như vậy, Nhật Bản là cường quốc đầu tiên trên thế giới rơi vào suy thoái vì Covid-19.

- 'Trung Quốc không cần kích thích kinh tế lớn sau dịch'
Theo các cố vấn chính phủ và cựu quan chức Trung Quốc, nước này không cần và cũng không đủ khả năng có một gói kích thích lớn như Mỹ. Việc kích thích kinh tế quá mức sẽ dẫn đến các "tác dụng phụ" nghiêm trọng như chi tiêu lãng phí và gia tăng nợ công rất lớn.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - Mã: ACV
Giá cổ phiếu tại ngày 18/05/2020       57,800
PE hiện tại         15.4
Vốn hóa (tỷ)         126,058
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 13,830   16,123 18,329 11,339
yoy -5.6%   16.6% 13.7% -38.1%
LNST 4,101   6,173 8,201 1,181
yoy -20%   50.5% 32.9% -85.6%
Tỷ suất LNST 29.6%   38.3% 44.7% 10.4%
EPS 1,883   2,518 3,450 542
P/E 34.4   23.1 16.9 106.6
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2020:

Lợi nhuận giảm 22.3% do sản lượng hành khách giảm:
- Doanh thu giảm 18.1%, trong đó mảng hàng không giảm 19.6% và mảng phi hàng không giảm 13.3%. Theo Tổng cục Thống kê trong 3 tháng đầu năm, khách quốc tế bằng đường hàng không đạt gần 3 triệu lượt, giảm 14.9% yoy; và khách nội địa đạt 13 triệu lượt, giảm 18% yoy. Triển vọng quý 2 và quý 3 có thể sẽ còn kém khả quan hơn do: 1) AVC dự kiến năm 2020, tổng sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của ACV (21 sân bay) sẽ giảm tới 40% so với năm 2019, trong đó, riêng khách quốc tế giảm tới 70%; và 2) ACV giảm mạnh phí cho các hàng không, cụ thể: dịch vụ dẫn tàu bay giảm 50%; dịch vụ thang ống, thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy, phục vụ mặt đất giảm 10%; dịch vụ thuê văn phòng đại diện hãng giảm 100% cho hãng đang bay, và giảm 30% với các hãng vẫn duy trì bay. Thời gian áp dụng từ ngày tháng 3 tới hết tháng 8/2020.
- Giá vốn hàng bán chỉ giảm rất nhẹ 6% do tỷ lệ chi phí cố định là rất lớn: chi phí khấu hao và chi phí lương chiếm lần lượt 39% và 39% tổng chi phí. Do đó, lợi nhuận gộp giảm 29.4%
- Doanh thu tài chính tăng 24.5% (~100 tỷ) nhờ lãi tiền gửi tăng từ số dư tiền mặt tăng. Số dư tiền hiện chiếm tới 56% tổng tài sản
- Lợi nhuận từ công ty liên kết giảm 52% do lượng hành khách toàn ngành giảm
- Chi phí bán hàng và quản lý giảm 24% (~78 tỷ), chủ yếu do chi phí lương giảm
- Do đó, lợi nhuận sau thuế giảm 22.3%
1900.1055