Khối ngoại bán mạnh VNM, thị trường vẫn tăng điểm nhờ nhóm ngân hàng và dầu khí, BID - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

KHỐI NGOẠI BÁN MẠNH VNM, THỊ TRƯỜNG VẪN TĂNG ĐIỂM NHỜ NHÓM NGÂN HÀNG, DẦU KHÍ
- Thị trường tăng trong phiên sáng, giảm trong hầu hết phiên chiều, nhưng đã hồi phục vào cuối phiên chiều để đóng cửa tăng điểm
- VNM VHM (2 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất) giảm mạnh là lý do cho chiều giảm. Tuy nhiên, VNM đang kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ mạnh MA200, do đó chưa tạo ra nhiều lo ngại cho thị trường. Hầu hết các mã khác chỉ giảm nhẹ
- Dòng tiền tập trung vào nhóm ngân hàng, dầu khí, công nghệ, chứng khoán, và vật liệu xây dựng
- Thanh khoản giảm nhẹ: 8% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 1% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng, tập trung bán VNM (173 tỷ) VIC (53 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Quốc hội đồng ý tăng lương từ 1/7/2020
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1 năm sau… Lạm phát thường có xu hướng tăng nhẹ sau khi tăng lương cơ sở do thu nhập người dân được cải thiện. Ngoài ra, Quốc hội sẽ bỏ phiếu thông qua Luật chứng khoán sửa dổi vào cuối tháng 11 tới

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Mã: BID
Giá cổ phiếu tại ngày 12/11/2019       42,100
PE hiện tại         19.6
Vốn hóa (tỷ)         166,109
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 30,434   39,016 44,483 45,188
yoy 23.2%   28.2% 14.0% 1.6%
LNST 6,138   6,787 7,358 8,051
yoy 5%   10.6% 8.4% 9.4%
Tỷ suất LNST 20.2%   17.4% 16.5% 17.8%
EPS 1,357   1,463 1,642 2,002
P/E 30.4   28.2 25.2 21.0
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3/2019: TRUNG LẬP

- Lợi nhuận tăng nhẹ 3.54% nhờ thu nhập lãi thuần tăng và chi phí lương giảm
+ Thu nhập lãi thuần tăng 7.4%: 9 tháng 2019, tín dụng tăng 8.57%, huy động tăng 9.61%, và NIM giảm 20 điểm cơ bản so với cùng kỳ về mức 2.64%,
+ Thu nhập dịch vụ tăng 28.1% do BID nói riêng và cả ngành ngân hàng đều đang tích cực đẩy mạnh phân phối nhiều loại sản phẩm phi ngân hàng khác như bảo hiểm nhân thọ, chứng chỉ tiền gửi,...
+ Các hoạt động khác (ngoại hối, đầu tư chứng khoán, và khác) giảm 5.8%, chủ yếu do thu nhập từ đầu tư chứng khoán giảm 27.5%
+ Chí phí hoạt động giảm 17.2%, hoàn toàn do chi phí lương giảm rất mạnh 33.12% do chi phí lương quý 3/2018 tăng mạnh bất thường chưa rõ lý do
+ Chi phí dự phòng rủi ro cũng tăng mạnh 32.64%; tỷ lệ lệ xấu tiếp tục tăng
+ Do đó, LNST chỉ tăng nhẹ 3.54%

- Chất lượng tài sản giảm và kém nhất trong nhóm 4 ngân hàng quốc doanh
+ Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng từ 1.9% lên 2.09% - cao nhất trong nhóm 4 ngân hàng nhà nước và cũng khá cao trong cả hệ thống ngân hàng.
+ Tổng số dư nợ xấu (nợ nhóm 3-5) cũng tăng 19.1%, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng tới 70%
+ Hệ số LDR giảm nhẹ từ 99.91% xuống còn 98.96% do tăng trưởng huy động cao hơn tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên đây vẫn là mức cao hơn khuyến nghị của NHNN là 90%.
1900.1055