1. Cơ sở lý luận về Chiến tranh thương mại
- Mỹ áp thuế nhập khẩu lên nhiều nước (Trung Quốc, Canada, Mexico, EU...), kéo theo các biện pháp trả đũa.
- Hệ quả: Giá hàng hóa tăng, tăng trưởng kinh tế giảm, việc làm suy giảm và lạm phát gia tăng.
- Fed có xu hướng tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, làm chỉ số USD (DXY) tăng và gây áp lực lên TTCK toàn cầu.
2. Ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 2018
- Mỹ đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc (3/2018).
- Hệ quả:
+ Lạm phát Mỹ tăng từ 2.4% lên 2.9% (7/2018).
+ Fed tăng lãi suất từ 1.91% lên 2.4%.
+ Chỉ số USD (DXY) tăng mạnh từ 90 lên 98.4 (2019).
+ Tăng trưởng GDP Mỹ giảm mạnh từ 3.3% xuống 0.6% (Q4/2018).
+ S&P500 giảm từ 2,765 xuống dưới 2,600 điểm.
3. Việt Nam hưởng lợi từ chiến tranh thương mại?
- Xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh 29% vào 2019.
- Tuy nhiên, chỉ 4/9 quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam duy trì tăng trưởng xuất khẩu.
4. Tác động từ cuộc chiến thương mại 2025 (dự báo)
- Mỹ áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ 4/2/2025.
- DXY có thể tăng cao, tạo áp lực lên lạm phát, Fed có thể duy trì lãi suất cao trong 2025.
- VN-Index có thể chịu tác động, nhưng mức ảnh hưởng tùy thuộc vào mức thuế cuối cùng
5. Tác động đến TTCK Việt Nam
- Năm 2018, VN-Index giảm mạnh từ 1,200 xuống ~880 điểm.
- 2025: Nếu Mỹ chỉ duy trì mức thuế 10%, tác động có thể nhẹ hơn. Nếu chiến tranh thương mại leo thang, TTCK có thể chịu ảnh hưởng mạnh hơn.
6. Nhóm ngành hưởng lợi
- Xuất khẩu: Dệt may, thủy sản, gỗ, cảng biển, vận tải biển.
- Cổ phiếu tiêu biểu: TCM, TNG, MSH (Dệt may); VHC, ANV, FMC (Thủy sản); PTB (Gỗ); GMD, VSC, HAH (Cảng & Vận tải biển).
TẢI NGAY BÁO CÁO để có cái nhìn chi tiết về chiến lược đầu tư 2025!