Vn-Index đã vượt mức đóng cửa của năm 2019, ACB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VN-INDEX ĐÃ VƯỢT MỨC ĐÓNG CỬA CỦA NĂM 2019
- Vn-Index mở cửa tăng tốt, đi ngang tại mức giá cao này đến giữa phiên chiều, và tiếp tục tăng cao hơn nữa trong thời gian còn lại
- Như vậy, Vn-Index đã đóng cửa cao hơn mức đóng cửa của năm 2019
- Top-10 cổ phiếu tăng giá (VIC VNM VHM HPG VCB) đóng góp phần lớn vào mức tăng của Vn-Index
- Nhiều cổ phiếu khác cũng tăng tốt như BVH FLC VMP CRE...
- Ở chiều giảm điểm, hầu hết cổ phiếu chỉ giảm nhẹ
- Thanh khoản tăng tốt: 13.6% cao hơn trung bình 20 phiên, và 22.8% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng 22 phiên liên tiếp, tập trung bán MSN (96 tỷ) VHM (83 tỷ) VRE (45 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Uỷ ban Chứng khoán bảo lưu quan điểm 'mở hết room ngoại' cho tất cả công ty đại chúng
UBCKNN đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Chứng khoán 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021). Trong đó có quy định, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty đại chúng là không hạn chế, trừ một số ngành nghề mà điều ước quốc tế, pháp luật có quy định khác. Như vậy, giới hạn room nước ngoài sẽ được tự động nâng lên 100% trừ 1 số ngành nghề đặc biệt. Đây có thể sẽ là tin tốt cho TTCK, giúp thu hút dòng vốn ngoại đẩy vào thị trường.

- MSCI đề xuất giảm dần tỷ trọng của Kuwait trong 1 năm, thay vì loại luôn từ tháng 11
MSCI đề xuất giảm tỷ trọng Kuwait về 0% và nâng tỷ trọng các nước còn lại trong rổ MSCI Frontier Markets 100 trong 1 năm thay vì thực hiện 1 lần trong tháng 11. Nếu thành hiện thực, tỷ trọng của Việt Nam sẽ tăng từ mức hiện tại 12.53% lên mức 28.76%.

- Các ngân hàng kỳ vọng tín dụng cả năm nay tăng 11,4%
Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 3,4% trong quý IV và tăng 8,7% trong năm 2020. Tín dụng được kỳ vọng tín dụng tăng 4,7% trong quý IV và 11,4% năm 2020. Đây là mức tăng cao nhất trong các quý năm 2020, và tăng trưởng khác so với mọi năm: tín dụng thường tăng mạnh trong 2 quý đầu năm và giảm dần vào cuối năm. 

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Mã: ACB
Giá cổ phiếu tại ngày 23/10/2020       25,600
PE hiện tại         6.9
Vốn hóa (tỷ)         55,336
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 11,438   14,032 16,097 17,006
yoy 51.3%   22.7% 14.7% 5.6%
LNST 2,118   5,137 5,997 6,566
yoy 60%   142.5% 16.7% 9.5%
Tỷ suất LNST 18.5%   36.6% 37.3% 38.6%
EPS 1,578   3,999 3,560 3,949
P/E 12.8   6.5 7.2 6.5
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng 20.2%. Tín dụng tăng trưởng 4.8% trong quý 3 và tăng 10.6% từ đầu năm nhờ động lực từ cho vay tiêu dùng: trong đó, vay cá nhân tăng 12% ytd và cho vay doanh nghiệp SME tăng 10,7% ytd. Do đó, cho vay cá nhân trong tổng dư nợ tăng lên 61% tại thời điểm Q3/2020, bao gồm cho vay sản xuất kinh doanh, vay mua nhà, và các khoản vay tiêu dùng khác. Huy động tăng 1.26% trong quý 3 và tăng 8.5% từ đầu năm, trong đó tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng từ 17.2% lên 19.1% yoy. NIM tăng 40 bps trong quý 3, nhưng giảm nhẹ 5 bps yoy nhờ 1) tỷ lệ CASA tăng; 2) lãi suất tiền gửi giảm 40 bps-130 bps tùy kỳ hạn trong Q3/2020; nhưng 3) ACB cũng giảm lãi suất cho vay trong 1 năm qua để hỗ trợ doanh nghiệp/cá nhân bị ảnh hưởng bởi Covid-19
- Chi phí hoạt động giảm 6%, chủ yếu do chi phí cho nhân viên (lương, thưởng...) giảm mạnh 15%. Chi phí cho nhân viên chiếm khoảng 54.3% tổng chi phí hoạt động.
- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 144% yoy. Tuy nhiên, chất lượng tài sản lại giảm. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0,83% (so với mức 0,68% trong Q2/2020 và 0.54% trong 2019). Số dư nợ nhóm 3, 4, và 5 tăng lần lượt 253%, 75%, và 22% kể từ đầu năm.
- Cuối cùng, lợi nhuận tăng trưởng mạnh 33.9%, nhờ thu nhập lãi tăng và chi phí hoạt động được kiểm soát tốt.
1900.1055