VIC VHM tiếp tục đẩy chỉ số bất chấp bị bán mạnh bởi khối ngoại, STK - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VIC VHM TIẾP TỤC ĐẨY CHỈ SỐ BẤT CHẤP BỊ BÁN MẠNH BỞI KHỐI NGOẠI

- Vn-Index mở cửa giảm điểm, giao dịch đi ngang sau đó, tuy nhiên, đã tăng điểm tốt trong phiên chiều với động lực từ nhóm VIC/VHM/VRE.
- 1 số cổ phiếu khác cũng thu hút dòng tiền như HPG VNM VPB GMD FPT
- Thanh khoản được cải thiện: 4% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 2% cao hơn ngày giao dịch liền trước., tuy nhiên, hoàn toàn nhờ vào thanh khoản tăng của HPG VHM.
- Khối ngoại bán ròng phiên thứ 7 liên tiếp, tập trung vào VIC (82 tỷ) VFG (48 tỷ) VCB (27 tỷ). 

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN HÀNG NGÀY

- GDP quý 3 của Thái Lan tăng trưởng 3.3%, mức thấp nhất từ quý 1/2014. GDP năm 2019 ước đạt 3.5%, thấp hơn mức kỳ vọng năm 2018 là 4.2%.
- Giá cao su tự nhiên thấp nhất 2 năm, và giá thép đang ở mức thấp nhất 4 tháng. Giá hàng hóa cơ bản có nhiều dấu hiệu suy giảm, phù hợp với gia đoạn cuối của chu kỳ kinh tế toàn cầu.

- LNST cho cổ đông của các công ty trên sàn HOSE và HNX quý 3 tăng trưởng 24.4%, giảm so với mức 27.4% quý 2 và 30.8% quý 1. Tăng trưởng LN đang chậm lại và sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm 2019, dự kiến ~12%.
- Giá dầu trong nước có thể giảm ~1,500 VND/lít trong ngày mai do sự sụt giảm của giá dầu quốc tế trong tuần qua.
- Nhiều ngân hàng đang xin NHNN tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm 2018 (HDB TCB). Các ngân hàng này đã sử dụng hết hạn mức tín dụng được NHNN cho phép.
- Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế sau 10 tháng 2018 đạt 10.5%, thấp nhất trong 4 năm. Tăng trưởng tín dụng năm 2018 ước đạt 14-15%.

STK - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- Sản phẩm của STK là sợi DTY (86%) và FDY (14%), khâu thứ 2 trong quá trình sản xuất thành phẩm ngành dệt may
- STK đứng thứ 2 tại Việt Nam với 28% thị phần. Chiến lược của STK tập trung vào phân khúc chất lượng cao, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi. Cơ cấu doanh thu theo thị trường: Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Lan lần lượt chiếm ~39%, 17%, 17%, 7%, và 8%.
- STK đang vận hành 5 nhà máy tại Tp.HCM và Tây Ninh với tổng công suất 60K tấn (51.5K tấn DTY và 8.5K tấn FDY), hiện chạy 91% công suất.
- NVL chiếm 70% tổng chi phí, trong đó chủ yếu đến từ hạt PEP chip. Hạt PEP chip biến động cùng chiều với giá dầu và được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia.

Triển vọng doanh nghiệp:
- HIệp định CPTPP sẽ mở ra nhiều thị trường mới cho ngành dệt may Việt Nam và một công ty sản xuất sợi, STK chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ chuỗi giá trị của cả ngành.
- Nhu cầu về sợi đang lên rất cao trên thế giới. Trung bình nửa đầu 2018, giá hạt PEP chip chỉ tăng ~11% yoy (do giá dầu tăng), nhưng giá sợi bình quân đã tăng 19%.
- STK đang đầu tư mở rộng nhà máy tại Trảng Bàng, nâng tổng công suất thêm 3.3K tấn DTY và 1.5K tấn hạt nhựa PEP chíp (NVL đầu vào chính cho sx sợi), dự kiến đi vào hoạt động từ quý 1/2019. Khi đó, STK có thể tự cung cấp ~30% NVL cho sản xuất sợi.
- Đồng USD tăng giá sẽ có lợi cho STK do tỷ lệ xuất khẩu trong cơ cấu doanh thu cao
- Cuối 2018 hoặc sang 2019, STK sẽ phát hành cổ phiếu, tỷ lệ 17% để trả cổ tức và tăng vốn cho dự án Trảng Bàng

Sức khỏe tài chính:
- Tình hình tài chính tốt nhờ vào số dư tiền mặt lớn là 240 tỷ, và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn dương trong nhiều năm qua. Phần lớn tài sản của STK là tài sản cố định (chiếm 48%)
- Tuy nhiên, số dư nợ vay đã tăng từ mức 808 tỷ năm 2017 lên 930 tỷ năm 2018 để đầu tư cho dự án nhà máy tại Trảng Bàng. Ngoài ra, phần lớn khoản vay này đều có gốc ngoại tệ USD, do đó, rủi ro ngoại tệ từ khoản vay sẽ bù đắp với doanh thu xuất khẩu bằng đồng USD của STK.

1900.1055