VIC/VNM NÂNG ĐỠ THỊ TRƯỜNG, NHIỀU CỔ PHIẾU GIẢM ĐIỂM, THẬM CHÍ GIẢM SÀN
- Index mở cửa tăng điểm khá tốt, tuy nhiên, giảm dần sau đó và đóng cửa ở mức thấp nhất phiên.
- VIC/VNM tăng lần lượt 5.4% và 3.3% là động lực chính nâng đỡ Index.
- Rất nhiều cổ phiếu khác giảm điểm, thậm chí giảm sàn như HDB SAB. Lực cầu hiện đang rất yếu.
- Thanh khoản giảm sâu: 33% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 26% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng, tập trung tại HPG (36 tỷ) VNM (33 tỷ).
ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 02/01/2019
- MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 22% năm 2018. 2018 là năm giảm điểm tồi tệ nhất của chỉ số này kể từ 2011.
- Chỉ số đồng USD (DXY) và tỷ giá USD/CNY giảm xuống mức 96.2 và 6.85. Thêm bằng chứng cho thấy, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ gặp phải suy thoái nhẹ trong năm 2019.
- Chỉ số PMI Trung Quốc đạt 49.7 điểm trong tháng 12, thấp nhất kể từ tháng 5/2017. PMI dưới 50 thể hiện sản xuất suy giảm.
- PMI Việt Nam trong tháng 12 đạt 53,8. 2018 là năm tốt nhất của PMI lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam.
- Thủ tướng giao giảm nợ xấu nội bảng về 2% năm 2019, áp dụng chuẩn Basel II, và kiểm soát tín dụng lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
VCB (NH Ngoại Thương VN) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU
Mô hình kinh doanh:
- Giống các NH TMCP khác tại Việt Nam, doanh thu và lợi nhuận của VCB đến từ hoạt động truyền thống là cho vay, trong đó, lãi thuần chiếm ~70% doanh thu và hoạt động phi tín dụng chiếm ~30%. Tuy nhiên, VCB ít phụ thuộc vào hoạt động tín dụng hơn các ngân hàng khác rất nhiều.
- Cơ cấu nguồn vốn tại VCB: 85.2% từ tiền gửi, phần còn lại đến từ vốn chủ sở hữu, khoản vay liên ngân hàng, và các giấy tờ có giá từ chính phủ.
- Cơ cấu cho vay của VCB: 60% cho vay ngắn hạn, 10% trung hạn, và 30% cho vay dài hạn.
Triển vọng doanh nghiệp: TRUNG LẬP
- Trong 3 quý 2018, tăng trưởng LN của VCB rất cao vì 2 lý do: 1) tăng trưởng tín dụng cao giúp tăng trưởng doanh thu lãi thuần cao 26.4%, và 2) tỷ lệ chi phí dự phòng trên lợi nhuận hoạt động giảm từ 36% xuống còn 30%. 2 nhân tố này sẽ không còn diễn trong trong năm 2019 nữa:
+ Tỷ lệ dự phòng trong năm 2019 sẽ tăng lên mức bình quân do 1) tỷ lệ NPL đang có xu hướng tăng nhẹ, và 2) trong năm 2018, VCB có tỷ lệ dự phòng thấp là do đã liên tục trích lập dự phòng ở mức cao trong 4 năm liên tiếp trước đó từ 2014 đến 2017.
+ Chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm tới bằng việc giảm tăng trưởng tín dụng về mức ~14-15% để kiềm chế lạm phát.
- Tuy nhiên, hệ số NIM của VCB có thể được cải thiện nhẹ do VCB sẽ tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng với mức NIM cao hơn và VCB có thể huy động được vốn ngắn hạn với lãi suất khá thấp.
- VCB hiện vẫn nắm giữ 107.5 triệu cp MBB (4.98%) và 59.5 triệu cp EIB (4.84%) và có kế hoạch sẽ thoái vốn trong năm 2019, ghi nhận lợi nhuận trên 1,000 tỷ.
- Động lực lớn nhất cho cp VCB năm 2019 là việc phát hành tăng vốn cho cổ đông chiến lược do hiện hệ số CAR đã rất thấp.
- Cuối cùng, chỉ số định giá PE PB của VCB đang khá cao ở mức lần lượt là 16 lần và 3 lần.
Sức khỏe tài chính: TỐT
Moddy’s và S&P đều đánh giá VCB có chất lượng tài sản tốt nhất VN hiện tại do:
- Tỷ lệ nợ xấu NPL rất thấp là 1.18%, và VCB đã hoàn thành trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC.
- Tỷ lệ LDR thấp ~79%, thấp hơn mức yêu cầu của NHNN là 90%.
- Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là ~28%, thấp hơn nhiều mức 40% do NHNN quy định. Do đó, VCB không gặp áp lực phải huy động vốn ngắn và trung hạn.
- Tuy nhiên, vấn đề của VCB đó là hệ số CAR đang rất thấp sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng mà không thể huy động thêm vốn.