VIC NVL VPB đỡ chỉ số, áp lực bán là rất lớn, PLX - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VIC VPB NVL ĐỠ CHỈ SỐ, ÁP LỰC BÁN LÀ RẤT LỚN
- Vn-Index đi ngang tăng nhẹ trong phiên sáng, nhưng đã biến động rất mạnh và giảm điểm trong phiên chiều
- VIC NVL VPB đẩy chỉ số
- Tuy nhiên, số lượng mã giảm gấp 2 lần số mã tăng. Áp lực bán là rất lớn, đặc biệt từ khối ngoại
- Hầu hết nhóm ngành đều giảm điểm. Có lẽ chỉ có nhóm bất động sản, xây dựng, và vật liệu xây dựng là tăng điểm trong ngày hôm nay
- Áp lực bán mạnh tại vùng kháng cự mạnh 1,500 điểm đã được dự đoán và hoàn toàn bình thường. Ngưỡng hỗ trợ ở vùng 1,480-1490 điểm. Nhà đầu tư có thể mua thêm cổ phiếu tại vùng này
- Thanh khoản tăng: 8.1% cao hơn trung bình 20 phiên, và 13% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng rất mạnh, họ mua nhiều VNM, và bán ra nhiều VPB HPG VND NLG VIC HCM VRE DXG HDB SSI NKG VHM VCI
Điểm tin hàng ngày      

- BID: muốn phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu trả cổ tức
BIDV sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25,77% trong năm 2021-2022.

- Nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh tháng 10 khả quan
MWG báo lãi kỷ lục tháng 10, PNJ lãi 120 tỷ sau 3 tháng liên tiếp lỗ. Sản lượng bán lẻ xăng dầu PLX tháng 10 tăng 36% so với tháng trước. FMC báo cáo doanh số tháng 10 tăng 5% và kỳ vọng tháng 11 tăng ít nhất 10% so với cùng kỳ năm trước.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Mã: PLX
Giá cổ phiếu hiện tại         56,800
PE hiện tại         17.7
Vốn hóa (tỷ)         71,084
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 191,932   189,604 123,919 160,000
yoy 24.9%   -1.2% -34.6% 29.1%
LNST 3,748   4,158 988 3,000
yoy 8.1%   10.9% -76.2% 203.5%
Tỷ suất LNST 2.0%   2.2% 0.8% 1.9%
EPS 2,897   3,187 747 2,448
P/E 19.1   17.4 74.2 23.2
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: TRUNG LẬP

- Doanh thu tăng 26% nhờ giá bán tăng khoảng 40% do giá dầu thế giới đã tăng khoảng 68% yoy trong quý 3/2021. Tuy nhiên, sản lượng đạt khoảng 1.8 triệu mét khối, giảm 23% yoy do chịu tác động tiêu cực từ các biện pháp phong tỏa tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ tháng 10 đã tăng 36% so với tháng 9 nhờ các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ từ đầu tháng 10.

- Biên lợi nhuận gộp giảm từ 11.4% xuống chỉ còn 5.9% do 1) Giá xăng thế giới tăng 68%, cao hơn mức tăng 40% của giá bán, 2) Chi phí lương và chi phí khấu hao bản chất là chi phí cố định, nên không giảm, và 3) Chi phí mua ngoài (thuê mặt bằng và vận chuyển nhiên liệu) thậm chí tăng 22% yoy. Do đó, LN gộp giảm 35%

- Hoạt động tài chính chuyển từ lỗ 33 tỷ sang lãi 49 tỷ do 1) Chi phí lãi vay giảm, và 2) Lãi chênh lệch tỷ giá tăng do đồng USD giảm trong quý 3/2021

- Chi phí bán hàng và quản lý giảm 6.9% (tương đương 153 tỷ) do sản lượng bán hàng giảm

- Cuối cùng, LNST giảm mạnh 91%
1900.1055