VHM VIC hồi về tham chiếu trong phiên ATC, MSN giảm gần sàn, CTG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VHM VIC HỒI VỀ THAM CHIẾU CUỐI PHIÊN, MSN GIẢM GẦN SÀN
- Thị trường giảm mạnh trong hầu hết ngày giao dịch, nhưng đã hồi phục trong phiên ATC do VHM VIC hồi về giá tham chiếu
- 1 số mã vốn hóa lớn như VHM VIC MSN GAS PLX giảm rất mạnh là lý do chính thị trường giảm điểm. MSN thậm chí giảm tới 6.45% về gần giá sàn
- Nhóm chứng khoán và hàng tiêu dùng cũng giảm mạnh
- Tuy nhiên, hầu hết các mã/ngành khác chỉ giảm nhẹ, dòng tiền tập trung vào nhóm bảo hiểm, và vật liệu xay dựng
- Thanh khoản tăng: 3% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 8% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán, tập trung bán NET (97 bill) MSN (69 tỷ) VHM (59 tỷ) ROS (40 tỷ) VIC (27 tỷ); tuy nhiên họ cũng mua nhiều HPG (104 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Bloomberg: Ông Phạm Nhật Vượng sẽ bán 10% cổ phần Vingroup
Ông Phạm Nhật Vượng dự kiến chi 2 tỷ USD từ tài sản riêng cho VinFast. Để đầu tư 2 tỷ USD cho VinFast, ông Phạm Nhật Vượng dự kiến bán 10% cổ phần Vingroup. Vingroup vẫn đang bù lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án VinFast. VIC là cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên sàn nên chắc chắn sẽ có tác động lớn tới chỉ số Vn-Index và Vn30.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Mã: CTG
Giá cổ phiếu tại ngày 10/12/2019       20,050
PE hiện tại         12.3
Vốn hóa (tỷ)         75,027
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 26,462   32,620 28,738 40,249
yoy 16.3%   23.3% -11.9% 40.1%
LNST 6,838   7,432 5,414 7,753
yoy 20%   8.7% -27.2% 43.2%
Tỷ suất LNST 25.8%   22.8% 18.8% 19.3%
EPS 1,457   1,546 1,073 2,082
P/E 13.8   13.0 18.8 9.6
Nguồn: FiinPro
Triển vọng: TRUNG LẬP

- Tín dụng khó tăng trưởng mạnh do không thể huy động thêm vốn
9 tháng 2019, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3.9%; thấp hơn rất nhiều so với mức 12.8% 9 tháng 2018. Lý do là vì hệ số CAR của CTG đang rất thấp nên không thể tiếp tục cho vay. Năm 2018, CAR của CTG ước là 10%. Theo quy định, tất cả các ngân hàng sẽ phải áp dụng chuẩn Basel II từ đầu 2020. Hệ số CAR của CTG sẽ tiếp tục giảm từ 2020 do quy định chặt chẽ của Basel II. Do đó, nhu cầu tăng vốn để tăng hệ số CAR là vô cùng cấp bách, tuy nhiên, CTG vướng phải 2 khó khăn để tăng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài: 1) tỷ lệ sở hữu khối ngoại tại CTG đang đạt mức tối đa là 30%; và 2) SBV đang nắm 64.5% vốn tại CTG, thấp hơn mức sở hữu nhà nước tối thiểu là 65% đối với nhóm 4 ngân hàng nhà nước, nếu phát hành vốn cho nđt nước ngoài sẽ khiến tỷ lệ sở hữu nhà nước tại CTG tiếp tục giảm.

- Thông tư 22/2019/NHNN tác động tiêu cực đến lợi nhuận 2020
Theo thông tư, tỷ lệ LDR tối đa sẽ là 85% cho tất cả ngân hàng từ năm 2020. Hiện tỷ lệ LDR tại CTG là 104%, do đó, trong năm 2020, CTG sẽ phải tăng cường huy động tiền gửi (hoặc tiếp tục giảm tín dụng) để đáp ứng tiêu chuẩn LDR. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận.

- Tuy nhiên, giá cổ phiếu đã giảm sâu từ đỉnh và chỉ đi ngang trong năm 2019
Giá cổ phiếu CTG đã giảm 46% từ đỉnh xác lập hồi tháng 4/2018, và chỉ tăng nhẹ 3.9% trong năm 2019; trong bối cảnh Vn-Index tăng tới 7.9% và nhiều cổ phiếu ngân hàng khác như VCB BID đã lập đỉnh mới.
1900.1055