VHM đảy Vn-Index vượt MA100, SHB sàn cả ngày, MBB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VHM ĐẨY VN-INDEX VƯỢT MA100, SHB SÀN CẢ NGÀY
- Vn-Index mở cửa giảm khá mạnh, nhưng đã hồi phục và tăng điểm mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt phiên. Như vậy, Vn-Index đã vượt ngưỡng MA100 lần đầu tiên sau dịch Covid-19
- VHM VRE tăng tốt, là động lực chính cho đà tăng chỉ số
- Số lượng mã tăng điểm và giảm điểm khá cân bằng
- Nhóm tăng điểm là hàng tiêu dùng, thủy sản, và bảo hiểm; trong khi đó nhóm giảm điểm là bán lẻ, tiện ích, và công nghệ
- Điểm nhấn: SHB sàn suốt phiên do hôm nay là ngày giao dịch đầu tiên của lượng cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu
- Thanh khoản giảm: 3.3% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 26.5% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại chuyển sang mua ròng, tập trung mua VHM (95 tỷ) FUEVFVND (78 tỷ) VNM (52 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Quốc hội thảo luận, phê chuẩn EVFTA hôm nay
EVFTA sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ 2 kể từ khi có Nghị quyết phê chuẩn và văn bản trao đổi qua kênh ngoại giao giữa Việt Nam và EU. Những ngành có thể tận dụng sớm những cơ hội từ EVFTA là dệt may, giày dép, nông sản, đặc biệt là sản phẩm nông sản nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, thủy sản...

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Mã: MBB
Giá cổ phiếu tại ngày 20/05/2020       17,300
PE hiện tại         5.2
Vốn hóa (tỷ)         41,959
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 13,867   19,537 24,650 27,405
yoy 40.7%   40.9% 26.2% 11.2%
LNST 3,520   6,113 7,823 8,929
yoy 21%   73.7% 28.0% 14.1%
Tỷ suất LNST 25.4%   31.3% 31.7% 32.6%
EPS 1,797   2,672 3,596 3,703
P/E 9.7   6.5 5.3 4.7
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2020:

Lợi nhuận giảm 8% do chi phí dự phòng rủi ro tăng rất mạnh
- Thu nhập lãi thuần tăng 13.6%: tăng trưởng tín dụng và huy động giảm 1.2% và 9% so với đầu năm; và chỉ tăng 7,8% và 5.8% so với cùng kỳ 2019. Có thể thấy chính sách tín dụng và huy động của MBB rất thận trọng trong vòng 1 năm qua và quy mô của MBB đang thu hẹp lại. Hệ số NIM tăng 14 điểm cơ bản yoy lên mức 4.82%. Hệ số LDR tăng vọt lên mức 103%, cao hơn rất nhiều so với mức khuyến nghị của NHNN là 90%
- Doanh thu dịch vụ giảm 1.8% yoy; trong khi đó doanh thu ngoại hối lại tăng 32.5%. Tuy nhiên, 2 hoạt động này chỉ đóng góp ~14.3% vào tổng doanh thu
- Hoạt động đầu tư góp vốn tăng mạnh 160% do MBB đã ghi nhận khoản lãi 582 tỷ đồng từ việc bán trái phiếu chính phủ (so với 154 tỷ đồng trong Q1/2019). Hoạt động bán trái phiếu chính phủ được nhiều ngân hàng thực hiện trong quý 1 do lãi suất có xu hướng giảm
- Doanh thu khác cũng giảm 7.2%
- Chi phí hoạt động giảm nhẹ 0.73%, tất cả các chi phí đều được kiểm soát tốt, đặc biệt là chi phí lương (chiếm 61% tổng chi phí)
- Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi  ro tín dụng tăng vọt 117% lên mức 2,093 tỷ, và tỷ lệ nợ xấu tăng vọt từ mức 1.16% cuối 2019 lên 1.62% vào quý 1/2020. Theo MBB, nợ xấu tăng vẫn là từ các khách hàng SME, với tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,5% (từ mức dưới 2% trong Q4/2019). Phân khúc khách hàng cá nhân không tăng đáng kể về nợ xấu. 
1900.1055