Tiếp tục bị bán trong phiên ATC do VHM VNM, ACB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

TIẾP TỤC BỊ BÁN TRONG PHIÊN ATC DO VHM VNM
- Thị trường tăng dần trong phiên sáng, nhưng lại chuyển sang giảm dần trong phiên chiều. Áp lực bán lại tiếp tục tăng cao trong phiên ATC
- Ngân hàng, đặc biệt là VCB BID tăng tốt, là động lực giúp thị trường tăng điểm
- 1 số ngành khác cũng tăng như bất động sản, y tế, và thủy sản
- VHM VNM là lý do chính khiến Index giảm cuối phiên, và số lượng mã giảm điểm khá lớn
- Thanh khoản giảm: 21% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 15% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng hôm nay, tập trung mua HPG (36 tỷ) BID (18 tỷ) VRE (18 tỷ)
Bản tin hàng ngày      
Cập nhật Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Thông tư chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 với quy định mới như sau:
+ Giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn: 01/01/2020 - 30/9/2020 là 40%; 01/10/2020 - 30/9/2021 là 37%; 01/10/2021 - 30/9/2022 là 34%; từ 01/10/2022 là 30%
+ Tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%
+  Tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (hệ số LDR) là 85%
+ Các khoản phải thu được đảm bảo bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với đất sẽ có hệ số rủi ro 50%.
+ Với các khoản phải thu khác mà số tiền vay từ 4 tỷ đồng trở lên sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021.

- Đánh giá tác động đối với 1 số ngành:
+ NHNN tiếp tục siết mạnh tín dụng đối với bất động sản do tín dụng bđs hầu hết là cho vay dài hạn và hệ số rủi ro cũng tăng từ 150% lên 200%
+ Ngành ngân hàng bị ảnh hưởng khá nặng do phải tăng cường huy động tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi kỳ hạn dài từ 1 năm trở lên để giảm tỷ lệ LDR về 85%.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Mã: ACB
Giá cổ phiếu tại ngày 27/11/2019       23,200
PE hiện tại         6.6
Vốn hóa (tỷ)         39,093
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 7,562   11,439 14,033 15,632
yoy 21.6%   51.3% 22.7% 11.4%
LNST 1,325   2,118 5,137 5,681
yoy 29%   59.8% 142.5% 10.6%
Tỷ suất LNST 17.5%   18.5% 36.6% 36.3%
EPS 1,235   1,779 3,609 3,430
P/E 19.1   13.3 6.5 6.8
Nguồn: FiinPro
Triển vọng: KHẢ QUAN

- ACB là 1 trong số ít ngân hàng không chịu nhiều tác động của thông tư 22/2019
Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN ban hành ngày 15/11/2019, tỷ lệ LDR tối đa sẽ là 85%. Các ngân hàng sẽ có  thời gian chuyển tiếp là 2 năm (trước ngày 1/1/2022) để thực hiện thông tư. ACB là 1 trong số ít ngân hàng hiện tại có hệ số LDR ở quanh mức 85% nên sẽ không chịu áp lực phải tăng cường huy động tiền gửi (hoặc giảm số dư cho vay), khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng.

- Đẩy mạnh hoạt động bancassurance trong năm 2020
Tháng 9/2019, ACB và Manulife đã ký hợp đồng hợp tác phân phối bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng ưu tiên của ACB, đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách hàng cao cấp. Ngoài ra, ACB cũng đã ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm nhân thọ với AIA. Do đó, phí dịch vụ từ bancassurance được dự báo sẽ tăng mạnh ~30% trong năm 2020

- Hoạt động ngân hàng truyển thống vẫn tăng trưởng ổn định
Trong năm 2020, dự báo tăng trưởng tín dụng là 15%, NIM cải thiện 5bps nhờ tiếp tục đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Tuy vậy, chi phí dự phòng rủi ro sẽ tăng ~90% sau khi đã giảm mạnh ~76% trong năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức rất thấp là 0.72%. Các chỉ số tài chính của ACB đều rất tốt và không thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
1900.1055