Thị trường tiếp tục phân hóa, dòng tiền đổ vào nhóm bất động sản và dầu khí, KDH - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

THỊ TRƯỜNG TIẾP TỤC PHÂN HÓA, DÒNG TIỀN ĐỔ VÀO NHÓM BẤT ĐỘNG SẢN VÀ DẦU KHÍ
- Thị trường tăng trong phiên ATO, giảm về mức tham chiếu sau đó, nhưng đã hồi phục lên tăng nhẹ từ cuối giờ sáng
- Thị trường khá phân hóa: 1 số mã tăng tốt, trong khi 1 số mã khác lại giảm khá
- Dòng tiền tập trung vào nhóm dầu khí và bất động sản, trong khi đó, VNM và SAB lại khiến thị trường giảm điểm mạnh nhất
- Nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tăng điểm khá tốt trong phiên hôm nay
- Thanh khoản giảm nhẹ: 23% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 1.1% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng, bán nhiều VNM (81 tỷ) VJC (31 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Dự thảo sửa đổi thông tư 43 về tín dụng tiêu dùng
NHNN ban hành dự thảo sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN về tín dụng tiêu dùng, theo đó, siết chặt quy định cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính với các nội dung chủ yếu là:
+ Cho vay tiêu dùng được chia làm 2 loại là: 1) "Cho vay gián tiếp", chủ yếu cho vay mua xe máy hay mua hàng điện máy gia dụng, tức là công ty tài chính sẽ giải ngân tiền trực tiếp cho bên bán hàng; và 2) "Cho vay trực tiếp", tức giải ngân tiền mặt cho người vay. Theo đó, "cho vay trực tiếp" chỉ có thể thực hiện với khách hàng vay có lịch sử tín dụng tốt và không có nợ xấu trên Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), tức là không được cho vay khách hàng mới. Ngoài ra, dư nợ "cho vay trực tiếp" không quá 30% tổng dư nợ
+ Thông báo nhắc nợ bị cấm trong thời gian từ 9h tối đến 7h sáng. Ngoài ra, công ty tài chính không được phép sử dụng các biện pháp không phù hợp như đe dọa khách hàng để thu hồi nợ.
+ Áp dụng hạn mức tín dụng cho vay tiêu dùng giống như loại hình NHTM cổ phần truyền thống. Năm 2019, hạn mức ở ngưỡng 10-15%.
+ VPB và HDB là 2 công ty bị ảnh hưởng lớn nhất của dự thảo này do tỷ trọng tín dụng tiêu dùng lớn và tỷ lệ cho vay tiền mặt đang khá cao (80% với VPB và 40% với HDB). Gần như chắc chắn, ngành cho vay tiêu dùng của VN sẽ chứng kiến sự giảm tốc nhằm nâng cao chất lượng tài sản trước khi có thể tăng tốc trở lại.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền - Mã: KDH
Giá cổ phiếu tại ngày 5/4/2019       31,950
PE hiện tại         15.8
Vốn hóa (tỷ)         13,228
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 3,932   3,055 2,917 2,958
yoy 274.4%   -22.3% -4.5% 1.4%
LNST 371.8   502.3 808.1 930.0
yoy 42.8%   35.1% 60.9% 15.1%
Tỷ suất LNST 9.5%   16.4% 27.7% 31.4%
EPS 1,589   1,495 1,952 2,246
P/E 20.11   21.37 16.37 14.22
Nguồn: FiinPro
Triển vọng: KHẢ QUAN

- Dự án sẽ triển khai năm 2019
2 dự án căn hộ chung cư và 1 dự án thấp tầng: gồm 2,000 căn hộ chung cư (740 căn còn lại tại dự án Safira và 1,300 căn tại dự án Lovera Vista) và 300 căn nhà phố và biệt thự tại dự án Venita Park tại Quận 9.

- Dự án mang lại doanh thu chính cho năm 2019
KDH sẽ hạch toán doanh thu từ 2 tòa còn lại của dự án Jamila (dự kiến 795 tỷ), 1 phần doanh thu từ dự án thấp tầng Venita Park, và sẽ tiếp tục tái cơ cấu và bán 1 số tài sản của BCI.

- Kế hoạch cổ tức 2018
KDH dự kiến chia cổ tức tiền mặt 500đ/cp (tỷ suất cổ tức là gần 1.6%) , cổ tức bằng cổ phiếu 5% và phát hành cổ phiếu thưởng 25%. Như vậy, tổng số cổ phiếu phát hành thêm sẽ là 30%

- Chia thưởng cho nhân viên và HĐQT
KDH dự kiến phát hành 6.2 triệu cp ESOP năm 2019 với giá 15,000/cp, hạn chế chuyển nhượng 1 năm. Ngoài ra, chia thưởng cho HĐQT và Ban Giám Đốc 3% LNST (~27 tỷ) nếu KDH hoàn thành kế hoạch đặt ra (LNST 900 tỷ, tăng 11.4%)
1900.1055