Thị trường phân hóa giảm nhẹ, 1 số mã vẫn tăng trần, VIB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

THỊ TRƯỜNG PHÂN HÓA GIẢM NHẸ, 1 SỐ MÃ VẪN TĂNG TRẦN
- Thị trường tăng tốt hơn 16 điểm trong phiên sáng, nhưng đã chuyển sang giảm rất mạnh 12 điểm ngay đầu phiên chiều sau thông tin Việt Nam sẽ cách ly toàn xã hội từ Thủ tướng. Tuy nhiên, thị trường đã hồi phục sau đó và đóng cửa quanh tham chiếu
- Thị trường đóng cửa tăng nhẹ chủ yếu nhờ vào VIC VCB, đóng góp 3 điểm vào mức tăng Index. Số lượng mã giảm điểm rất lớn, trong đó 55 mã giảm sàn
- Nhóm tăng điểm là vật liệu xây dựng, bảo hiểm, và công nghệ; trong khi đó nhốm giảm điểm có bất động sản, săm lốp, thủy sản, và xây dựng
- Thanh khoản tăng nhẹ: 5.6% cao hơn trung bình 20 phiên, và 0.2% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng, tập trung bán (126 tỷ) VIC (73 tỷ) VNM (35 tỷ) HPG (29 tỷ) STB (21 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Fed sắp bơm thêm 2.300 tỷ USD hỗ trợ kinh tế Mỹ
Fed hôm nay thông báo chương trình hỗ trợ tài chính tiếp theo nhằm cung cấp 2.300 tỷ USD hỗ trợ kinh tế Mỹ giữa đại dịch virus corona.

- Châu Âu đạt thỏa thuận về gói hỗ trợ 546 tỷ USD ứng phó với Covid-19
Thỏa thuận này đã phá vỡ thế bế tắc của châu Âu trong việc đối mặt với những hậu quả tiêu cực về kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

- OPEC+ đạt thỏa thuận giảm sản lượng lịch sử
OPEC+, nhất trí giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và 6, 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến hết năm 2020 và 6 triệu thùng/ngày kể từ ngày 1/1/2021 cho đến hết tháng 4/2022, theo Reuters. Thỏa thuận không phụ thuộc vào các quốc gia ngoài OPEC+. Tuy nhiên, nhóm vẫn kêu gọi những nước sản xuất dầu mỏ khác, như Mỹ, giảm sản lượng thêm 5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, giá dầu WTI và Brent vẫn giảm lần lượt 9.3% và 4.1% trong phiên 9/4 do nhà đầu tư lo ngại mức giảm trên chưa đủ để ứng phó tình trạng lực cầu suy giảm vì ảnh hưởng từ virus corona.

- Chính phủ chốt phương án hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
6 đối tượng được nhận hỗ trợ bằng tiền, từ 0,5 đến 1,8 triệu đồng/tháng. Tổng số tiền dự kiến là khoảng 62.000 tỷ đồng (2.66 tỷ USD).

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Mã: VIB
Giá cổ phiếu tại ngày 31/03/2020       14,200
PE hiện tại         4.1
Vốn hóa (tỷ)         13,313
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 4,110   6,086 8,151 9,577
yoy 40.3%   48.1% 33.9% 17.5%
LNST 1,124   2,194 3,266 3,684
yoy 100%   95.1% 48.9% 12.8%
Tỷ suất LNST 27.4%   36.0% 40.1% 38.5%
EPS 1,968   3,873 3,894 3,985
P/E 7.5   5.2 4.1 3.6
Nguồn: FiinPro
Triển vọng: TRUNG LẬP

Covid-19 sẽ tác động nặng nề đến VIB hơn so với các ngân hàng khác:

- Nợ xấu tăng nhanh
VIB là ngân hàng chuyên về bán lẻ và cho vay tiêu dùng. Cho vay khách hàng cá nhân chiếm hơn 80% tổng dư nợ cho vay của VIB với tỷ lệ CAGR lên tới 54,8% giai đoạn 2016-2019. Năm 2019, cho vay cá nhân đạt 105 nghìn tỷ, tăng 47,7% yoy, trong đó, cho vay mua nhà và ô tô chiếm lần lượt 46.6% và 38.3%. Đây cũng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 do: 1) không được hỗ trợ bởi chính phủ, hiện chủ trương chung của chính phủ là hỗ trợ cho doanh nghiệp, cá nhân chịu ảnh hưởng giảm thu nhập/doanh thu do Covid-19 gây ra, việc vay tiêu dùng không nằm trong chủ trương hỗ trợ; và 2) vay tiêu dùng thường nhắm tới phân khúc dân số có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế. Do đó, có thể nợ xấu của VIB sẽ tăng mạnh trong năm 2020.

- Tăng trưởng tín dụng và NIM cũng giảm xuống
 Covid-19 sẽ làm giảm nhu cầu cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô, đặc biệt là trong quý 2/2020 do thu nhập của người dân đang bị giảm nghiêm trọng. Tăng trưởng tín dụng sẽ giảm từ 34% năm 2019, xuống chỉ còn khoảng 10% trong năm 2020. Ngoài ra, NIM cũng có thể giảm do hệ thống ngân hàng đang giảm mạnh lãi suất cho vay để kích cầu kinh tế. 
1900.1055