Thị trường hồi phục với thanh khoản rất thấp, HPG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

THỊ TRƯỜNG HỒI PHỤC VỚI THANH KHOẢN RẤT THẤP

- Index mở giảm mạnh nhưng đã phục hồi tốt sau đó và đóng cửa ở mức giá cao nhất phiên.
- VNM/VIC là động lực cho sự hồi phục của thị trường.
- Tuy nhiên, thanh khoản rất thấp, cho thấy lực bán vẫn còn chưa lớn do giá cổ phiếu đã giảm quá mạnh những phiên gần đây. Và lực bán tại các mức giá cao vẫn còn rất chủ động và lớn.
- Thanh khoản giảm sâu: 22% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 17% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng, tập trung tại HPG (36 tỷ) VNM (33 tỷ).

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 04/01/2019

- Giá vàng thế giới tăng lên 1,300 USD/ounce, giới đầu tư đang tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn trước cơn bão suy giảm kinh tế toàn cầu.

-  Economist Intelligence Unit (EIU): Việt Nam nằm trong nhóm các nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới 2019  với mức tăng trưởng GDP là 6,7%.
- Những thương vụ bán vốn Nhà nước được chờ đợi năm 2019: PLX, ACV, HVN, BHN, VGC…
- SSI Research: Tư nhân hóa và nâng hạng thị trường là động lực cho TTCK VN 2019

HPG (Tập đoàn Hòa Phát) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- HPG là tập đoàn đa ngành, trong đó, thép xây dựng chiếm 83% doanh thu và lợi nhuận gộp. Các ngành khác là chăn nuôi 7%, bất động sản 4% và một số ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Trong mảng thép xây dựng, HPG là số 1 về cả thương hiệu và thị phần. Lợi thế cạnh tranh của HPG là chi phí thấp dựa trên công nghệ hiện đại (BOF) và chuỗi giá trị đầy đủ từ quặng sắt đến thành phẩm (HPG có thể tự cung cấp 30% quặng sắt trong khi tất cả các đối thủ khác phải nhập 100%).
- Cơ cấu chi phí: nguyên vật liệu 71%, khấu hao 6,2% và nhân công 4,3%. Do đó, giá NVL (chủ yếu quặng sắt) ảnh hưởng lớn đến tỷ suất LN gộp.
- Khoản đầu tư nhỏ lẻ (vốn ~ 2,000 tỷ): dự án tôn mạ kẽm đã đi vào hoạt động từ cuối quý 4/2018. Tuy nhiên, ngành này đang cạnh tranh rất gay gắt và khó có thể kiếm được lợi nhuận trong năm đầu.
- Khoản đầu tư lớn hơn (vốn ~ 40,000 tỷ): HPG đang trong giai đoạn chuyển đổi khi đầu tư rất lớn vào dự án thép Dung Quất với công suất tăng 200% so với hiện tại (4 triệu tấn so với 2 triệu tấn hiện tại). Giai đoạn 1 dự kiến sẽ hoạt động trong quý 2/2019.

Triển vọng doanh nghiệp: TRUNG LẬP
2019 không phải là một năm tốt cho HPG vì nhiều chi phí sẽ tăng mạnh (nhân công, khấu hao và lãi vay), và việc tăng sản lượng sẽ gặp rắc rối ngắn hạn do suy thoái kinh tế toàn cầu. Triển vọng của HPG sẽ tốt hơn từ 2020.
- Giá thép xây dựng thế giới và trong nước giảm mạnh trong 3 tháng gần đây do nhu cầu thép thế giới và Trung Quốc giảm. Giá thép trong nước giảm ~ 11% so với mức đỉnh và bằng giá thép đầu năm 2018.
- HPG sẽ tăng mạnh công suất trong năm 2019, trong bối cảnh thị trường chung không thực sự khả quan: 1) chu kỳ kinh tế toàn cầu đang suy thoái và 2) thị trường bất động sản tại VN có tín hiệu đạt đỉnh. Những yếu tố này sẽ làm giảm tổng nhu cầu toàn ngành. Ngoài ra, việc HPG tăng mạnh công suất trong năm 2019 sẽ làm tăng mạnh nhiều loại chi phí như khấu hao, nhân công, và lãi vay.
- Triển vọng dài hạn là tốt từ việc tăng công suất: 1) 400K tấn mỗi năm từ dự án thép tấm mạ kẽm; và 2) dự án thép siêu Dung Quất, và 3) HPG có chi phí sản xuất thấp nhất ngành.
- Tuy nhiên, tỷ lệ cổ tức bằng tiền của HPG rất cao ~10% và PE thấp là ~6,8

Sức khỏe tài chính: KHẢ QUAN
- Tình hình tài chính tốt dựa trên tỷ lệ thanh toán hiện hành cao ~1,5, số dư tiền mặt lớn ~10K tỷ, và dòng tiền dương từ hoạt động kinh doanh trong tất cả các năm.
- Tuy nhiên, số dư nợ vay tăng mạnh trong 2 năm gần đây để tài trợ cho dự án Dung Quất. Số dư nợ vay hiện là 22K tỷ, tương đương 31% tổng tài sản và sẽ tăng thêm ~18K tỷ trong năm 2019-2020. Đây là rủi ro tài chính cho HPG khi lãi suất có thể tăng trong năm 2019.
 

1900.1055