THỊ TRƯỜNG HỒI PHỤC TỐT VỚI ĐỘNG LỰC TỪ NHÓM NGÂN HÀNG
- Vn-Index mở cửa giảm mạnh, nhưng đã hồi phục tốt trong suốt phiên.
- Ngoại trừ VNM/VHM giảm khá mạnh là 2.6% và 1.6%, hầu các các cổ phiếu vốn hóa lớn khác đóng cửa quanh tham chiếu.
- Điểm sáng là ngân hàng đã hồi phục trở lại sau khi điều chỉnh trong phiên hôm qua.
- Thanh khoản giảm nhẹ: 31% cao hơn trung bình 20 phiên, và 8% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng nhẹ, tuy vậy vẫn mua VNM (36 tỷ) và bán HPG (36 tỷ).
ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN HÀNG NGÀY
- Giá thép thế giới giảm về mức thấp nhất 7 tháng do lo ngại nhu cầu giảm.
- Đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ hiện đã đảo ngược lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ: lợi suất kỳ hạn 3 năm đã cao hơn kỳ hạn 5 năm vào hôm thứ 2. Đây có thể là dấu hiệu của một cuộc suy thoái trong tương lai. Trên thực tế, dù không phải mọi sự đảo ngược đường cong lợi suất đều tự động dẫn đến một cuộc suy thoái, nhưng lợi suất đảo ngược đã xảy ra trước ở tất cả các đợt suy thoái gần đây.
- Thủ tướng: tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2018 ước đạt 7%
FCN - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU
Mô hình kinh doanh:
- FCN là DN đầu ngành về xử lý nền móng đất với các khách hàng lớn như CTD, HBC, Samsung, LG. Trong cơ cấu doanh thu, thi công nền móng, thi công cơ sở hạ tầng, và xử lý nền lần lượt chiếm 73%, 8%, và 6%
- Thị trường chính là miền Bắc với ~70% doanh thu. FCN mới thâm nhập thị trường miền Nam từ năm 2016 với tỷ suất sinh lợi thấp hơn.
- Lợi thế cạnh tranh của FCN là công nghệ hiện đại nhất ngành với 2 công nghệ là 1) sản xuất cọc bê tông ly tâm và 2) xử lý nền bằng cố kế chân không.
- Hiện FCN đang đầu tư vào 2 dự án lớn là Nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 và dự án BT Tỉnh lộ 9 Tp.HCM. Triển vọng của 2 dự án ở mức Trung Lập do vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, tuy vậy, 2 dự án phục vụ nhu cầu ổn định nên khá an toàn.
Triển vọng doanh nghiệp:
- Triển vọng ngành xây dựng và xử lý nền móng là rất lớn: theo quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội và Hồ Chí Minh đến 2020 tầm nhìn 2030, sẽ có khoảng 174 km đường sắt đô thị ngầm được xây dựng, với giả định suất đầu tư 170 triệu USD cho mỗi km ngầm, tổng giá trị xây dựng lên đến 29 tỷ USD (~670K tỷ VND)
- Trong tương lai gần, nhiều hợp đồng lớn đã ký sẽ giúp FCN đảm bảo được doanh thu tương đối ổn định như: 1) Các DA trọng điểm quốc gia như Nhiệt điện Nghi Sơn, Lọc hóa dầu Long Sơn, Hòa Phát Dung Quất và Vinfast Hải Phòng; 2) Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như BT tỉnh lộ 9 Tp.HCM, BT cống ngăn triều cường Rạch Tra…
- Tuy nhiên, FCN sử dụng vốn vay khá lớn sẽ tạo ra rủi ro tài chính và thanh khoản.
- Ngoài ra, FCN chịu rủi ro pha loãng cp: 1) trái phiếu chuyển đổi trị giá 280 tỷ đã phát hành và sẽ chuyển đổi trong năm 2019, giá chuyển đổi khó xác định sau nhiều lần FCN phát hành thêm cổ phiếu; 2) kế hoạch phát hành 25 triệu cổ phiếu năm 2019 để tăng vốn.
Sức khỏe tài chính:
Tình hình tài chính ở mức TRUNG LẬP do số dư nợ vay khá lớn là 1,162 tỷ (~27.5% tổng tài sản), quản trị khoản phải thu không thực sự tốt với số dư phải thu lên đến 2K tỷ (~47.5% tổng tài sản), và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh âm trong 5 năm liến tiếp.