Thị trường giảm nhẹ với thanh khoản thấp, dòng tiền phân hóa, MBB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

THỊ TRƯỜNG GIẢM NHẸ VỚI THANH KHOẢN THẤP, DÒNG TIỀN PHÂN HÓA

- Index giảm điểm nhẹ trong suốt phiên
- Dòng tiền khá phân hóa: cổ phiếu dầu khí và chứng khoán bị bán mạnh, trong khi đó, một số cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trong quý 4/2018 như VNM VHM POW TCM lại được mua mạnh.
- Thanh khoản giảm: 19% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 11% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng, tập trung vào VNM (34 tỷ) VRE (33 tỷ)

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 14/1/2019

- Trung Quốc đặt kế hoạch tăng trưởng GDP 2019 từ 6-6.5%, thấp hơn mức tăng trưởng năm 2018 là khoảng 6.7%
- Giới phân tích và chuyên gia cho rằng chu kỳ thắt chặt tín dụng thế giới chưa kết thúc trong năm 2019
- Trung Quốc thặng dư thương mại với Mỹ năm 2018 đạt 323,32 tỷ USD, cao nhất 12 năm.

- Hôm nay CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam

MBB (Ngân hàng Quân đội) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- Lãi từ hoạt động cho vay chiếm tới 75% doanh thu của MBB, doanh thu khác đến từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác.
- Lợi thế của MBB là nguồn khách hàng trong ngành quân đội, quốc phòng với ~80% là khách hàng doanh nghiệp. Do đó, MBB có thể huy động vốn rẻ hơn mặt bằng thị trường, cho phép có lãi suất cho vay rất cạnh tranh và duy trì NIM (biên lãi ròng) cao nhất hệ thống ngân hàng.
- Điểm yếu của MBB là hệ thống online banking còn tụt hậu, và mảng bán lẻ còn yếu. Tuy vậy, MBB cũng đã có những động thái thay đổi thông qua triển khai hệ thống online banking mới, thành lập MB Finance để cho vay tiêu dùng cá nhân và cải thiện NIM. 
- 3 năm gần đây MBB có những bước chuyển mình khá chắc chắn: Thay đổi CEO là ông Lưu Trung Thái với tuổi đời còn rất trẻ là 42 tuổi, chuyển phê duyệt tập trung về Hội sở, đội ngũ phục vụ khách hàng trẻ trung, năng động, trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo tầm trung.

Sức khỏe tài chính: KHẢ QUAN
Mặc dù chất lượng tài sản của MBB vẫn Khả Quan do có hệ số LDR thấp, tỷ lệ CAR cao, và tỷ lệ nợ xấu NPL thấp hơn so với hầu hết các ngân hàng khác, tuy nhiên vẫn xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại do hầu hết các chỉ tiêu chính đều đang tăng lên:
- Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1.2% lên 1.57% trong quý 3/2018 và số dư nợ xấu cũng tăng tới 45.1%. Điều này sẽ khiến chi phí dự phòng nợ xấu của MBB tăng lên trong năm 2019.
- Tỷ lệ LDR (cho vay/huy động) cũng tăng từ 83.3% lên 88.1% trong quý 3/2018 do tốc độ cho vay tăng cao hơn tốc độ huy động tín dụng. Hệ số LDR tăng cao có thể khiến rủi ro thanh khoản của MBB tăng.

Triển vọng doanh nghiệp: KHẢ QUAN
- Năm 2019, tăng trưởng LN sẽ giảm từ ~50% xuống chỉ còn ~15% do:
+ Tăng trưởng tín dụng giảm còn ~15% do tỷ lệ LDR đang tăng, tăng trưởng huy động thấp, và NHNN đang kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng .
+ Chi phí dự phòng tăng do tỷ lệ nợ xấu và số dư nợ xấu đang tăng nhanh.
+ Dù NIM có thể tăng  nhẹ ~0.3% do MBB tăng tỷ lệ cho vay cá nhân với NIM cao hơn, nhưng không đủ để bù đắp cho 2 yếu tố trên.
- MBB đang có tham vọng mở rộng theo chiều ngang để tăng thu nhập ngoài lãi: mua lại SD Finance, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ MB Agea Lifes... Năm 2017 và 6 tháng 2018, thu nhập ngoài lãi của MBB đã tăng lần lượt 42% và 80% so với cùng kỳ là những kết quả tích cực đầu tiên.
- Giữa tháng 12/2018, VCB đã bán 19.3 triệu cp MBB, chỉ còn nắm giữ 4.98% và không còn là cổ đông lớn của MBB. Do đó, VCB có thể tiếp tục bán MBB mà không cần công bố thông tin.
- Tuy nhiên, giá cổ phiếu MBB đã giảm tới 38% từ đỉnh và chỉ số định giá của MBB hiện khá hấp dẫn với PE ~8.2 lần và PB ~1.25 lần.
 

1900.1055