Thị trường điều chỉnh tích cực, VHM VNM VRE đẩy chỉ số, TRA - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

THỊ TRƯỜNG ĐiỀU CHỈNH TÍCH CỰC, VNM, VHM VRE ĐẨY CHỈ SỐ

- Vn-Index giao dịch đi ngang khá tích cực trong phiên sáng, và đã tăng điểm tốt trong phiên chiều.
- Ngành ngân hàng và dầu khí điều chỉnh giảm điểm nhẹ
- Tuy nhiên, nhóm VHM/VNM/VRE đóng góp tới 65% vào sự tăng điểm của Vn-Index. 
- Thanh khoản tiếp tục mạnh: 46% cao hơn trung bình 20 phiên, và 4% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại đã mua ròng trong 8 phiên liên tiếp, tập trung vào VNM (81 tỷ) VRE (36 tỷ), tuy vậy, họ cũng bán mạnh HPG (46 tỷ).

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 04/12/2018

- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm ~20 điểm cơ bản trong vòng 1 tháng qua, có thể được lý giải từ việc giảm căng thẳng thương mại Mỹ Trung khiến nhà đầu tư mua nhiều hơn các loại tài sản rủi ro thay vì trái phiếu.
- Tỷ giá USD/CNY giảm mạnh 1.7% về mức 6.84 sau khi Mỹ Trung tạm dừng chiến tranh thương mại.

- Tỷ giá USD/VND cũng đã giảm xuống còn 23,255

TRA - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- Khác với các DN dược phẩm khác, TRA khởi điểm phát triển là từ các loại Đông Dược trên nền công nghệ cao.  Hai sản phẩm nổi bật là: Boganic (tăng cường chức năng gan) và Hoạt huyết dưỡng não chiếm 50% doanh thu. Sau đó, TRA mở rộng dần ra các loại thuốc Tây dược.
- HIện TRA có 4 nhà máy đều đạt chuẩn GMP-WHO: 2 nhà máy sản xuất Tây dược tại Hà Nội và Hưng Yên, nhà máy CNC sản xuất Đông Dược, và nhà máy Sapa chuyên cung cấp NVL đầu vào cho nhà máy CNC. Công suất các nhà máy đang đạt ~60%. Trong đó, nhà máy Tây dược tại Hà Nội mới đi vào hoạt động đầu năm 2018 với vốn đầu tư ~483 tỷ.
- Lợi thế cạnh tranh của TRA là chủ động được tới 80% nguồn nguyên liệu trong nước (trong khi các DN dược khác gần như phải nhập khẩu 100%).
- Kênh bán hàng chủ yếu của TRA là kênh OTC, 80% là bán lẻ thông qua hệ thống phân phối rộng khắp (đứng thứ 2 trong ngành chỉ sau DHG). Thị trường của TRA tập trung nhiều hơn ở miền Bắc với 62% doanh thu
- Hiện TRA chưa có kế hoạch nới room ngoại lên 100% và SCIC cũng chưa có kế hoạch thoái vốn khỏi TRA

Triển vọng doanh nghiệp:
- Tăng trưởng sản lượng của ngành dược ~8.5%/năm do 1) ngành dược là ngành phòng thủ nên ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế, và 2) mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước khác.
- Tuy nhiên, giá NVL ngành dược đang có xu hướng tăng lên từ cuối 2017 sẽ khiến biên lợi nhuận giảm nhẹ.
- Ngoài ra, nhà máy Hưng Yên mới đi vào sản xuất trong năm 2018 sẽ khiến nhiều chi phí giai đoạn đầu tăng mạnh như: nhân công, khấu hao, chi phí bán hàng..; trong khi đó, doanh thu chưa đủ để bù đắp. Do đó, triển vọng của TRA sẽ khả quan hơn kể từ nửa sau năm 2019 khi doanh thu của nhà máy mới đạt điểm hòa vốn.

Sức khỏe tài chính:
Tình hình tài chính lành mạnh do số dư nợ vay thấp ~200 tỷ, lượng tiền mặt đủ lớn ~170 tỷ, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu rất thấp là 032, và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh dương trong tất cả các năm. Nhìn chung, hầu hết các  DN dược đều có tình hình tài chính rất lành mạnh.
 

1900.1055