Thị trường đi ngang, áp lực bán khá lớn trong phiên ATC, POW - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

THỊ TRƯỜNG ĐI NGANG, ÁP LỰC BÁN KHÁ LỚN TRONG PHIÊN ATC

- Thị trường đi ngang giảm nhẹ trong suốt phiên, tuy nhiên, áp lực bán cao hơn khác nhiều trong phiên ATC
- Nhóm ngân hàng và dầu khí đối mặt với áp lực điều chỉnh
- Nhóm VinGroup (VIC VHM VRE) biến động khá lớn khi tăng điểm trong hầu hết phiên nhưng lại giảm về tham chiếu trong phiên ATC
- Nhiều cổ phiếu khác chỉ tăng giảm nhẹ quanh tham chiếu
- Thanh khoản giảm nhẹ: 0.5% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 1% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng, tập trung bán SBT (27 tỷ) SVI (23 tỷ); nhưng cũng mua mạnh E1VFVN30 (27 tỷ)

 

Bản tin hàng ngày      

- SCIC dự kiến thoái vốn 108 doanh nghiệp trong năm 2019
SCIC vừa công bố danh sách 108 doanh nghiệp dự kiến thoái vốn trong năm 2019. Trong đó, Bảo Minh, FPT, Bảo Việt, Vinamilk... là các đơn vị nằm trong danh sách bán vốn của SCIC.

- Vốn FDI đăng ký giảm, giải ngân tăng
6 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký bằng 91% cùng kỳ, giảm ở cả 2 hợp phần đăng ký cấp mới và tăng vốn. Tuy nhiên, vốn giải ngân lại tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nếu không kể khoản 3.83 tỷ USD từ Hong Kong mua Công ty TNHH Vietnam Beverage thì Hàn Quốc đứng đầu với 2.73 tỷ USD và Trung Quốc đứng thứ 2 với 2.29 tỷ USD. 

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Mã: POW
Giá cổ phiếu tại ngày 25/6/2019       14,850
PE hiện tại         16.4
Vốn hóa (tỷ)         34,776
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 28,212   29,710 32,662 33,977
yoy 21.4%   5.3% 9.9% 4.0%
LNST 1,075   2,233 1,921 2,479
yoy -50%   107.8% -14.0% 29.0%
Tỷ suất LNST 3.8%   7.5% 5.9% 7.3%
EPS 494   1,026 820 1,059
P/E 30.08   14.48 18.10 14.03
Nguồn: FiinPro
Triển vọng: TRUNG LẬP

- Tăng giá mua khí đối với nhiệt điện Cà Mau 1&2 từ cuối 2019
Ngày 15/03/2019, PetroVietnam) và Petronas đã ký Thỏa thuận khung (HOA) về mua bán khí bổ sung cho tổ hợp Khí - Điện – Đạm Cà Mau. Theo HOA, tổ hợp sẽ nhận thêm một tỷ m3 khí mỗi năm kể từ cuối 2019 hoặc đầu 2020 để bù đắp lượng khí thiếu hụt. Tuy nhiên, một phần khí đầu vào của nhà máy điện Cà Mau 1 & 2 sẽ phải chịu cơ chế giá cao hơn, khoảng 90% giá HFO, cao hơn 96% so với hiện tại (46% HFO). Do đó, LNST năm 2020 dự kiến sẽ bị ảnh hưởng khá nặng. Hiện Cà Mau 1&2 đang chiếm ~40% doanh thu của POW và nguyên vật liệu chiếm tới hơn 80% tổng chi phí.

- Vũng Áng 1 (VA1) đối mặt với tình trạng thiếu than
Tại một số điểm trong 2 tháng đầu năm, tồn kho của VA1 chỉ còn 200,000-300,000 tấn than, dẫn đến VA1 phải tạm ngừng 1 trong 2 tuabin phát điện. Hiện POW đã chính thức ký hợp đồng với TKV để cung cấp 2 triệu tấn than trong nước cho VA1 vào năm 2019, tương đương 85% nhu cầu đầu vào. Số còn lại (~400,000 tấn) sẽ được POW nhập khẩu. Hiện tại, giá than nhập khẩu cao hơn giá trong nước khoảng 17% và tình trạng thiếu than có thể sẽ còn khó khăn hơn nữa trong những năm tới.
1900.1055