Thị trường bùng nổ với số mã tăng áp đảo, TCB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

THỊ TRƯỜNG BÙNG NỔ VỚI SỐ MÃ TĂNG ÁP ĐẢO
- Vn-Index tăng mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt phiên
- Số lượng mã tăng điểm áp đảo số mã giảm điểm, có tới 29 mã tăng điểm trong Vn30
- Có tới 31 mã tăng trần như BVH CTI ITA HSG...
- Dù tình hình Covid-19 vẫn còn khá phức tạp, tâm lý nhà đầu tư dường như đã không còn quá lo lắng nữa
- 780 điểm được nhận định đã là đáy của đợt giảm lần này, và ngưỡng kháng cự hiện tại là 825 điểm, ngưỡng kháng cự mạnh hơn nhiều ở ngưỡng 850 điểm
- Thanh khoản tăng: 10% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 11% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng nhẹ, tập trung mua HPG (30 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- PMI tháng 7 giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm
PMI Việt Nam giảm 51.1 điểm trong tháng 6 còn 47,6 điểm trong tháng 7/2020. Nguyên nhân là việc hạn chế đi lại và cầu xuất khẩu suy yếu do áp dụng biện pháp giãn cách xã hội do dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 7. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn cho rằng, mức giảm PMI tháng 7 vẫn 'nhẹ nhàng' hơn rất nhiều so với những lần giảm trước đây khi thực hiện giãn cách xã hội, và cũng lạc quan về triển vọng sản xuất trong 12 tháng tới với kỳ vọng số lượng đơn hàng mới và sản lượng sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng.

- HPG: sản lượng thép xây dựng tháng 7 tăng 28% yoy
HPG đạt sản lượng 300,000 tấn thành phẩm trong tháng 7, tăng 27,5% yoy, và tăng 19% so với tháng 6. Trong đó, xuất khẩu 53.500 tấn, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ. Khu vực miền Nam tiếp tục ghi nhận mức tăng sản lượng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ 2019 với 75.000 tấn. Hòa Phát cho biết chính sách đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ gần đây đã bắt đầu đi vào thực tế. Nhiều công trình hạ tầng, dự án được triển khai như công trình cao tốc Bắc Nam (đoạn qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng), công trình sửa chữa, nâng cấp đường băng các sân bay quốc tế, các công trình bệnh viện, trường học, các dự án nhiệt điện… hầu hết các công trình đều lựa chọn sử dụng thép Hòa Phát để thi công.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Mã: TCB
Giá cổ phiếu tại ngày 03/08/2020       18,600
PE hiện tại         6.0
Vốn hóa (tỷ)         64,803
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 16,458   18,350 21,068 25,237
yoy 38.1%   11.5% 14.8% 19.8%
LNST 6,446   8,463 10,075 11,651
yoy 105%   31.3% 19.0% 15.6%
Tỷ suất LNST 39.2%   46.1% 47.8% 46.2%
EPS 5,530   3,816 2,871 3,263
P/E 4.0   9.1 7.6 5.7
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2:

Lợi nhuận tăng 16.9% nhờ doanh thu tăng mạnh dù chi phí dự phòng tăng đột biến do Covid-19:
- Thu nhập lãi thuần tăng 23%: 1) tín dụng quý 2 dù tăng trưởng âm -0.2% so với quý trước do Covid-19, nhưng vẫn tăng trưởng mạnh 25.3% yoy; 2) tăng trưởng huy động cao 6.3% so với quý trước, và tăng thấp 13% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, NIM tăng mạnh 47 bps lên mức 4.32% do tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao giúp giảm chi phí vốn: tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng 27.6% yoy, và chiếm tới 32.6% tổng số dư tiền gửi của khách hàng.
- Lãi hoạt động dịch vụ tăng 47.1%
- Lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán tăng mạnh 107% do TCB bán nhiều khoản trái phiếu trong kỳ trong bối cảnh lãi suất có xu hướng giảm mạnh, do đó ghi nhận lãi đột biến. Số dư chứng khoán đầu tư giảm từ 85.3K tỷ xuống còn 69.6K tỷ trong quý 2/2020
- Hoạt động ngoại hối chuyển từ lãi 110 tỷ sang lỗ 30 tỷ, lý do có thể là vì đồng USD giảm giá mạnh trong quý 2
- Chi phí hoạt động tăng 7.9%, chủ yếu do chi phí lương nhân viên tăng 19%, lương nhân viên chiếm tới 64% tổng chi phí: số lượng nhân viên bình quân tăng 11.5% yoy, và thu nhập bình quân/người/tháng cũng tăng từ 33 triệu lên 37 triệu
- Chi phí dự phòng tăng tới 510% do Covid-19, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ 1.33% năm 2019, xuống 1.09% quý 1, và xuống còn 0.91% trong quý 2/2020
1900.1055