THANH KHOẢN GIẢM MẠNH, LỰC CẦU TIẾP TỤC YẾU ĐI
- Vn-Index tăng nhẹ trong phiên sang, tuy nhiên, áp lực bán đã tăng trong phiên chiều khiến thị trường giảm điểm.
- VNM?VHM tăng điểm tốt, và dương như đã cố gắng giúp Index tăng điểm, nhưng đã không thành công.
- Cổ phiếu dầu khí, ngân hàng, và chứng khoán bị bán mạnh.
- Vn-Index đã có 7 phiên giảm điểm liên tiếp, lực cầu thậm chí còn yếu hơn so với thứ 6 tuần trước.
- Thanh khoản giảm mạnh: 25% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 31% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng mạnh tại VCG (874 tỷ).
ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 24/12/2018
- TS. Nguyễn Đức Thành: Năm 2019, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam ở mức 15% là hợp lý
- Năm 2018: Giá trị giao dịch sàn HNX tăng 28% so với 2017
- Chứng khoán phái sinh: KLGD bình quân đạt hơn 76 nghìn hợp đồng/phiên, tăng 6,9 lần so với bình quân năm 2017
CVT (CTCP CMC) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU
Mô hình kinh doanh:
- CVT là thương hiệu gạch ốp lát khá nổi tiếng tại khu vực Tây Bắc Bộ.
- CVT hiện sở hữu 2 nhà máy là CMC1 và CMC2 với tổng công suất gạch men, gạch granite là 18 triệu m2/năm, đứng thứ 4 trong hơn 80 doanh nghiệp sản xuất gạch tại Việt Nam. CVT hiện hoạt động với ~85% công suất.
- Chi phí NVL chiếm 70% chi phí sản xuất, trong đó đất sét, fenspat, và than chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 44%, 21%, và 27% cơ cấu chi phí, và hoàn toàn mua từ trong nước.
- Áp lực cạnh tranh ngành đang gay gắt hơn với hơn 80 DN tham gia sản xuất, tăng nhanh tổng công suất thiết kế ngành, và sự xuất hiện của gạch nhập khẩu. Tuy nhiên, ngành gạch vẫn được bảo hộ tốt nhờ thuế nhập khẩu cao ~20% trong nhiều năm tới.
- CVT có mạng lưới phân phối với hơn 70 đại lý, trong đó miền Bắc là thị trường trọng điểm với hơn 70% đại lý và tiêu thụ 80% sản lượng. Chi phí bán hàng của CVT rất thấp so với doanh nghiệp niêm yết cùng ngành, chiếm 0.8% -1% doanh thu thuần. Tuy nhiên, tỷ lệ chiết khấu của CVT tăng từ tức 2% năm 2014, lên 6.1% năm 2017 do áp lực cạnh tranh tăng cao.
Triển vọng doanh nghiệp:
- Ngành xây dựng dân dụng sẽ trưởng chậm lại còn ~7-8% giai đoạn 2018-2020 do nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng lãi suất và thắt chặt tín dụng.
- Ngoài ra, giá NVL chính như than, đất sét đã tăng nhẹ trong thời gian qua sẽ khiến biên lợi nhuận giảm.
- Bên cạnh đó, tỷ lệ chiết khấu của CVT năm 2018-2019 được dự báo tăng nhẹ từ mức 6.05% lên mức 6.8% do áp lực cạnh tranh.
- CVT sẽ tăng công suất thêm 1.5 triệu m2/năm từ GĐ4 nhà máy CMC2, dự kiến đã đi vào hoạt động trong quý 4/2018. Dự án này có thể khiến CVT tăng chi phí lãi vay và khấu hao.
- Tuy nhiên, chỉ số định giá PE của CVT đang rất thấp là 5 lần và giá cổ phiếu đã giảm ~50% từ đỉnh.
Sức khỏe tài chính:
Tình hình tài chính ở mức Trung Lập do số dư nợ vay lớn ~468 tỷ (~34% tổng tài sản), số dư phải trả người bán cũng lớn ~227 tỷ, số dư tồn kho cũng tăng mạnh lên mức 526 tỷ trong năm 2018, và số dư tiền giảm chỉ còn 57 tỷ. Tuy nhiên, cũng có điểm tích cực là dòng tiền từ sản xuất kinh doanh dương và khá ổn định trong nhiều năm qua.