Tăng sốc từ giữa phiên, dòng tiền cuồn cuộn đổ vào thị trường, TPB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

TĂNG SỐC TỪ GIỮA PHIÊN, DÒNG TIỀN CUỒN CUỘN ĐỔ VÀO THỊ TRƯỜNG
- Vn-Index biến động và giảm điểm đến tận giữa phiên chiều, nhưng đã tăng sốc từ giữa phiên chiều
- Dòng tiền đang quá mạnh cuồn cuộn đổ vào thị trường
- Hầu hết cổ phiếu, đặc biệt nhóm vốn hóa lớn như VIC VHM CTG GAS BID, đã được đẩy tăng rất mạnh
- Vn-Index đóng cửa thậm chí cao hơn mức cao nhất của ngày hôm qua. Do đó, xu hướng tăng hiện tại tất nhiên là vẫn được giữ vững. Tuy nhiên, thị trường cũng đã tăng rất cao, nhà đầu tư không nên mua đuổi trong những phiên tăng như vậy
- Thanh khoản giảm: 6.2% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 9.9% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng 21 phiên liên tiếp, tập trung bán MSN (210 tỷ) VNM (120 tỷ) CTG (58 tỷ) VCB (42 tỷ) KDH (37 tỷ) VHM (32 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 4/2020 và năm 2021: Sẽ phục hồi theo chữ V, năm 2021 tăng khoảng 6,5 - 7%
Theo TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng tại BIDV, kinh tế Việt Nam đã phục hồi rõ nét từ quý 3/2020, và dự báo Việt Nam tăng trưởng 2-3% năm 2020 (khả năng cao là 2,5%) và khoảng 6,5-7% năm 2021. Kinh tế thế giới đối mặt với 4 rủi ro, thách thức chính: 1) Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo; 2) Căng thẳng thương mại, công nghệ Mỹ-Trung và giữa các nước lớn khác; 3) Rủi ro địa chính trị tại các nước, khu vực (gồm cả kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, đàm phán Brexit, quan hệ Trung - Ấn, vấn đề Biển Đông…); và 4) Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu.

- Dư nợ margin toàn thị trường lập kỷ lục gần 66.000 tỷ đồng vào cuối quý 3, Mirae Asset tiếp tục bỏ xa phần còn lại
Dư nợ cho vay (chủ yếu là cho vay margin) trên toàn thị trường tính tới cuối quý 3 vào khoảng 66.000 tỷ đồng (~2,8 tỷ USD) và đây là con số kỷ lục trên TTCK Việt Nam từ khi thành lập tới nay. Tính riêng 20 CTCK lớn nhất thị trường có dư nợ margin cuối quý 3 lên tới 57,612 tỷ đồng, tăng khoảng 15,000 tỷ (+33%) so với thời điểm cuối quý 1 khi thị trường tạo đáy tại vùng 660 điểm và tăng 19% so với quý 2/2020.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong - Mã: TPB
Giá cổ phiếu tại ngày 22/10/2020       25,200
PE hiện tại         6.1
Vốn hóa (tỷ)         20,414
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 3,610   5,627 8,469 11,605
yoy 56.4%   55.9% 50.5% 37.0%
LNST 964   1,805 3,094 3,813
yoy 70%   87.3% 71.4% 23.2%
Tỷ suất LNST 26.7%   32.1% 36.5% 32.9%
EPS 1,649   2,107 3,606 4,669
P/E 13.1   10.3 6.0 5.4
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng 18.4%: tín dụng và huy động đều đã tăng rất mạnh trong quý 3, cụ thể, tín dụng tăng 10.37% và huy động tăng 13.5%. TPB là ngân hàng tích cực nhất trong việc đẩy mạnh tín dụng trong 3 tháng qua. NIM giảm 31 bps so với quý 2. NIM giảm do TPB giảm lãi suất cho các doanh nghiệp (đặc biệt là khối SME) chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19. Tuy nhiên, trong năm 2020, TPB cũng đã 4 lần cắt giảm lãi suất huy động, giúp NIM duy trì đi ngang so với cùng kỳ.
- Doanh thu dịch vụ tăng mạnh 81.4%
- Doanh thu khác (ngoại hối, đầu tư chứng khoán, và khác) giảm tới  94.5%, chủ yếu do hoạt động đầu tư chứng khoán giảm mạnh 64.3%.
- Chi phí hoạt động tăng 11.1% do chi phí tài sản và công vụ tăng 25% và 27% yoy trong quý 3
- Chi phí dự phòng rủi ro giảm 7.2% (tương đương giảm nhẹ 32 tỷ) do thông tư 01 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid 19. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu lại tăng mạnh từ 1.3% năm 2019 và 1.47% quý 2/2020 lên 1.79%. Ngoài ra, nợ nhóm 3 và nhóm 4 đều tăng mạnh 76% và 82% so với đầu năm.
- Do đó, lợi nhuận quý 3 tăng 26.2% nhờ thu nhập lãi thuần và doanh thu dịch vụ tăng, trong khi đó chi phí dự phòng lại giảm. 
1900.1055