Nhóm vốn hóa lớn giảm điểm do kết quả kinh doanh quý 4 kém khả quan, VGC - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

NHÓM VỐN HÓA LỚN GIẢM ĐIỂM DO KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 4 KÉM KHẢ QUAN

- Index đi ngang đầu phiên, nhưng đã giảm dần sau đó và đóng cửa thấp nhất phiên
- Nhóm vốn hóa lớn như VHM HPG CTG MSN là lý do giảm điểm do kết quả kinh doanh quý 4 kém khả quan
- Dòng tiền dường như không tập trung vào ngành cụ thể nào
- Thanh khoản tăng: 16% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 20% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng, tập trung vào HPG (57 tỷ) VIC (48 tỷ) DHG (41 tỷ) VHM (34 tỷ)

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 31/1/2019

- Fed phát tín hiệu dừng tăng lãi suất trong bối cảnh triển vọng kinh tế Mỹ u ám do tranh chấp thương mại, bất ổn chính trị và các trở ngại từ bên ngoài.

- CTG lỗ 853 tỷ đồng trong quý 4/2018, nợ có khả năng mất vốn tăng đột biến
- Việt Nam mua trên 4 tỷ USD dự trữ ngoại hối trong tháng 1

VGC (TCT Viglacera) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Cập nhật kế quả kinh doanh quý 4/2018: TRUNG LẬP
- Doanh thu và LN gộp tăng trưởng lần lượt 15.3% và 12% do VGC tăng trưởng lợi nhuận từ cho thuê khu công nghiệp và mảng vật liệu xây dựng cũng được cải thiện nhẹ.
- Tuy nhiên, lợi nhuận cho cổ đông chỉ tăng nhẹ 2% do phần lợi nhuận từ cổ đông không kiểm soát tăng lên.
- Tình hình tài chính vẫn lành mạnh với số dư tiền lớn ~1,750 tỷ, và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh dương. 

Mô hình kinh doanh:
- VGC là DN đa ngành, trong đó cơ cấu LN gộp 2018: gạch xây dựng 41%, bất động sản 15%, kính 10%, phụ kiện nhà vệ sinh 15%, cho thuê khu công nghiệp (KCN) 20%.
- VGC là công ty sản xuất vật liệu xây dựng số 1 Việt Nam, theo công suất chiếm lần lượt ~40% thị phần kính xây dựng, ~50% gạch cotto, 11% gạch granite, ~10% sứ vệ sinh.
- Cơ cấu chi phí giá thành: Chi phí nguyên nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao (~50%, riêng với mảng kính ~70%), và bị ảnh hưởng mạnh theo thị trường hàng hóa thế giới.
- Hầu hết các nhà máy sản xuất của VGC đều hoạt động với công suất cao > 90% công suất, thậm chí có nhà máy vượt công suất thiết kế.
- Mảng cho thuê KCN: VGC đang cho thuê nhiều KCN tại Bắc Ninh, Quang Ninh, Phú Thọ, Huế, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên với tổng diện tích là ~3,133 ha, tổng diện tích đã cho thuê là 1,972 ha, dự kiến 2018 sẽ cho thuê thêm được 120 ha.

Triển vọng doanh nghiệp: TRUNG LẬP
-  Mảng cho thuê khu công nghiệp vẫn còn tiềm năng tăng trưởng từ việc tăng diện tích cho thuê nhờ vào làn sóng FDI vào VN tiếp tục gia tăng do các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký với các nước, và xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực (trong đó có Việt Nam) từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
- Tuy vậy, các mảng kinh doanh khác của VGC đang chịu cạnh tranh khá gay gắt và đang bước dần vào giai đoạn bão hòa do tình trạng thừa công suất toàn ngành, do đó, giá bán khó có khả năng tăng. Mặc dù vậy, VGC đang là DN đầu ngành tại các lĩnh vực vật liệu xây dựng và sẽ tiếp tục đưa dự án đầu tư mới đi vào hoạt động, giúp VGC nâng công suất khi các nhà máy hiện đã hoạt động tối đa: 1) Nhà máy sứ Mỹ Xuân, công suất 750k sản phẩm/năm hoạt động từ Q3.2018; 2) nhà máy kính siêu trắng Phú Mỹ, công suất 600 tấn/ngày dự kiến hoạt đưa vào sản xuất từ Q2.2019
- Bộ Xây dựng dự kiến sẽ bán toàn bộ 54% cổ phần tại VGC trong năm 2019 và việc VGC dự kiến sẽ chuyển sàn niêm yết sang từ HNX sang HSX trong Q1/2019 cũng là động lực tăng giá cổ phiếu.
 

 

1900.1055