Nhóm phân bón tăng trần, NKG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

NHÓM PHÂN BÓN TĂNG TRẦN
- Vn-Index tăng điểm khá tốt trong suốt cả ngày giao dịch
- Nhóm phân bón tăng trần sau thông tin "Gã khổng lồ" phân bón Ba Lan dừng sản xuất
- Nhóm tăng tốt khác là thủy sản, thép, bán lẻ, bất động sản, chứng khoán, và ngân hàng
- Ngược lại, nhóm giảm mạnh nhất là dầu khí
- Vn-Index đã tăng tốt 3 ngày liên tiếp. Trong 1 tháng tới, chúng tôi cho rằng, Vn-Index sẽ đạt đỉnh tại 1,360 điểm. Tuy nhiên, rủi ro T+ trong ngắn hạn lại đang khá lớn
- Thanh khoản tăng: 2.5% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 6.8% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại mua ròng nhẹ, họ mua nhiều VNM , và bán ra nhiều PHR NVL
Điểm tin hàng ngày      

- Chủ tịch HoREA: Các doanh nghiệp BĐS vẫn rất khó tiếp cận tín dụng
80 - 85% nguồn vốn đầu tư bất động sản là từ huy động nhưng các doanh nghiệp gặp khó khăn. Do đó, đề nghị nâng room tín dụng thêm 1 - 2% thay vì 14% như hiện tại.

- "Gã khổng lồ" phân bón Ba Lan dừng sản xuất vì giá khí đốt cao kỷ lục
Theo hãng tin Bloomberg, Grupa Azoty đã tạm dừng sản xuất các loại phân bón Nitrogen và Caprolactam; và cắt giảm sản lượng Ammonia vì không đảm bảo được mức lợi nhuận cần thiết do giá khí đốt không ngừng lập kỷ lục mới. Điều này có thể khiến giá phân bón tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Công ty Cổ phần Thép Nam Kim - Mã: NKG
Giá cổ phiếu hiện tại         22,500
PE hiện tại         3.3
Vốn hóa (tỷ)         5,779
           
Tỷ VND 2019A   2020A 2021A 2022F
Doanh thu 12,177   11,560 28,173 28,000
yoy -17.8%   -5.1% 143.7% -0.6%
LNST 47   295 2,225 1,600
yoy -17.5%   527.7% 654.3% -28.1%
Tỷ suất LNST 0.4%   2.6% 7.9% 5.7%
EPS 251   1,574 9,883 7,293
P/E 103.0   16.3 2.6 3.1
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2: TRUNG LẬP

- Doanh thu tăng nhẹ 3% nhờ giá bán trung bình tăng 9.8% lên 27.7 triệu/tấn. NKG thường ký hợp đồng kỳ hạn 2 tháng với các đơn hàng xuất khẩu (Xuất khẩu chiếm 66.6% tổng sản lượng), do đó, giá bán xuất khẩu quý 2 thường là giá tôn trong giai đoạn tháng 12/2021 đến tháng 1/2022, và giá tôn giai đoạn đó vẫn còn ở mức cao. Trong khi đó, sản lượng giảm 6.4%: sản lượng trong nước giảm 30.6%, và sản lượng xuất khẩu tăng 13.4%. Lý do có thể là vì siết tín dụng bất động sản

- Biên lợi nhuận gộp giảm từ 18.6% xuống 12.4% do dự trữ nguyên vật liệu giá cao trong giai đoạn cuối năm 2021. Trong khi đó, giá bán dù vẫn tăng so với cùng kỳ, nhưng đã giảm so với quý trước. Do đó, LN gộp giảm 32%

- Chi phí tài chính thuần không đổi ở mức -49 tỷ

- Chi phí bán hàng và quản lý tăng 116% (tương đương 325 tỷ) do sản lượng xuất khẩu tăng, khiến chi phí xuất khẩu (vận chuyển, logistics....) tăng mạnh

- Cuối cùng, LNST giảm 76% do sản lượng giảm, biên lợi nhuận gộp giảm, và chi phí lại tăng
1900.1055