Nhóm chứng khoán và bất động sản bùng nổ, Vn-Index vượt 1,450 điểm, VCB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

NHÓM CHỨNG KHOÁN VÀ BẤT ĐỘNG SẢN BÙNG NỔ, VN-INDEX VƯỢT 1,450 ĐIỂM
- Vn-Index tăng điểm mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt cả ngày giao dịch
- Nhóm chứng khoán và bất động sản bùng nổ, là động lực chính giúp chỉ số tăng mạnh. Nhiều cổ phiếu thậm chí tăng trần như NLG GVR D2D SAM SCR IJC
- Có tới 124 mã tăng trần trên 3 sàn
- Số lượng mã tăng điểm gấp đôi số mã giảm điểm
- Nhóm tăng tốt khác là dầu khí, bảo hiểm, dược phẩm, thủy sản, logistics, và xây dựng
- Thị trường đang mạnh mẽ hơn dự đoán rất nhiều. Đã có rất nhiều mã tăng gấp đôi về giá. Nhà đầu tư cũng nên thận trọng tại vùng giá cao như hiện tại
- Thanh khoản giảm: 26.9% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 14.7% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng rất mạnh, họ mua nhiều VHC GMD, và bán ra nhiều NVL NLG SSI VNM HPG MSN VRE
Điểm tin hàng ngày      

- Cần 800.000 tỷ đồng phục hồi và phát triển kinh tế
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 dự kiến có 4 chương trình thành phần. Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết quy mô của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế là 800.000 tỷ đồng. Việc thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giúp GDP tăng trưởng thêm 1 điểm phần trăm so với việc không thực hiện.

- Giá quặng sắt Trung Quốc giảm sàn
Giá quặng sắt giao tháng 1 tại Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) giảm hết biên độ 10% xuống 565,5 nhân dân tệ/tấn, thấp nhất kể từ ngày 18/11/2020. Nguyên nhân là các điều kiện nguồn cung được nới lỏng và triển vọng lực cầu kém khả quan. Đây là thông tin khá kém tích cực cho các cổ phiếu ngành thép (HPG HSG NKG)

- Giá than toàn cầu rớt mạnh khi Trung Quốc tăng sản lượng
Giá than giao tháng 1/2022 giảm 9.26% xuống 925.2 Nhân dân tệ/tấn (144.48 USD) trong ngày 01/11. Hợp đồng giá than giao năm 2022 của châu Âu đã giảm hơn 50% kể từ khi lập đỉnh 193 USD/tấn vào đầu tháng 10.

 

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Mã: VCB
Giá cổ phiếu hiện tại         97,900
PE hiện tại         17.5
Vốn hóa (tỷ)         359,761
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 39,178   45,730 48,998 54,517
yoy 33.2%   16.7% 7.1% 11.3%
LNST 14,606   18,511 18,451 22,564
yoy 60.7%   26.7% -0.3% 22.3%
Tỷ suất LNST 37.3%   40.5% 37.7% 41.4%
EPS 3,334   4,326 4,333 6,084
P/E 30.0   23.1 23.1 16.1
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng 19.5%. Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp là 1.56% trong quý 3, nhưng vẫn tăng khá tốt 11.5% trong 9 tháng. Trong khi đó, huy động tăng trưởng cao ở mức 5.44% trong quý 3, và lại tăng khá thấp là 7.39% trong 9 tháng. Do đó, hệ số LDR tiếp tục giảm về còn 84.5%, mức gần như thấp nhất ngành ngân hàng. NIM cải thiện 15 bps yoy lên mức 3.15% nhờ tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn CASA tăng từ 30.5% lên 34.3% yoy.

- Thu nhập ngoài lãi giảm nhẹ 1.3%, trong đó 1) Thu nhập dịch vụ giảm 10.4%, VCB không công bố chi tiết, nhưng có lẽ hoạt động bancassurance bị suy giảm mạnh do giãn cách xã hội; và 2) Hoạt động ngoại hối tăng 13.4%

- Chi phí hoạt động tăng 9.24%, chủ yếu do chi phí nhân sự tăng 19.1% (số lượng nhân viên trung bình đã tăng 6% yoy)

- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 24.1%. Chất lượng tài sản suy giảm đáng kể: 1) Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 0.6% lên 1.16%; và 2) Số dư nợ xấu tăng mạnh tới 108%

- Cuối cùng, LNST vẫn tăng 15.11%, tuy nhiên nợ xấu thật sự là vấn đề đáng lo ngại
1900.1055