Ngân hàng vẫn đẩy chỉ số, thị trường giảm điểm do VHM, MBB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

NGÂN HÀNG VẪN ĐẨY CHỈ SỐ, THỊ TRƯỜNG GIẢM ĐIỂM DO VHM
- Thị trường tăng trong phiên sáng, nhưng lại giảm trong phiên chiều
- Nhóm ngân hàng (VCB BID CTG) tiếp tục đẩy chỉ số
- Tuy nhiên, VHM VRE giảm mạnh trong phiên chiều, là lý do thị trường giảm điểm. 1 số ngành khác như chứng khoán, săm lốp, hàng tiêu dùng, và vật liệu xây dựng cũng giảm khá mạnh
- Dòng tiền tập trung vào nhóm điện, tiện tích, và logistics
- Thanh khoản tăng: 7% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 9% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại mua ròng nhẹ, tập trung mua E1VFVN30 (56 tỷ) CTG (41 tỷ) ROS (24 tỷ), nhưng họ cũng bán mạnh HPG (39 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- CNBC: Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận về nguyên tắc, chờ Trump thông qua
Ba nguồn thạo tin nói với CNBC rằng Mỹ và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận về nguyên tắc. Ông Trump chiều 12/12 họp với các cố vấn để bàn về kế hoạch áp thuế với hàng hóa Trung Quốc. Washington được cho là đề xuất hủy kế hoạch áp thuế 15% với 160 tỷ USD hàng Trung Quốc vào ngày 15/12; và giảm nửa thuế suất đang áp với 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

- JP Morgan dự báo VN-Index sẽ đạt 1,105 điểm trong năm 2020, lạc quan với cổ phiếu ngân hàng, tiêu dùng và CNTT
Với ngành ngân hàng, JP đánh giá tích cực với VCB, TCB, ACB và đánh giá trung lập với VPB. JP dự phóng upside cho các cổ phiếu này từ 14-68% trong 12 tháng tới.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Mã: MBB
Giá cổ phiếu tại ngày 13/12/2019       21,800
PE hiện tại         6.8
Vốn hóa (tỷ)         50,700
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 9,855   13,867 19,537 23,352
yoy 12.2%   40.7% 40.9% 19.5%
LNST 2,912   3,520 6,113 7,334
yoy 17%   20.9% 73.7% 20.0%
Tỷ suất LNST 29.5%   25.4% 31.3% 31.4%
EPS 1,596   1,797 2,672 3,154
P/E 13.7   12.1 8.2 6.9
Nguồn: FiinPro
Triển vọng: KHẢ QUAN

- Lợi nhuận 2020 vẫn tăng trưởng tốt gần 20%
Các giả định chính cho tăng trưởng gồm: 1) tăng trưởng tín dụng và huy động ở mức 14% và 13%, MBB không gặp áp lực phải tăng mạnh huy động để giảm hệ số LDR; 2) NIM duy trì ở mức bằng 2019 là 4.73%; 3) thu nhập ngoài lãi tăng ~15% nhờ tín dụng tăng và hoàn nhập dự phòng các khoản đã trích lập; và 4) chi phí dự phòng chỉ tăng nhẹ ~9% để duy trì tỷ lệ nợ xấu bằng mức hiện tại là ~1.5%.

- Kỳ vọng tăng vốn vào đầu năm 2020
MBB đang có kế hoạch huy động khoảng 240 triệu USD từ việc bán 7,5% cổ phần (bao gồm 141,5 triệu cổ phiếu mới và 47 triệu cổ phiếu quỹ) cho các nhà đầu tư nước ngoài. MBBank sẽ chào bán cổ phần tới khoảng 100 nhà đầu tư và hiện đang làm việc với khoảng 40 nhà đầu tư từ các quốc gia bao gồm Nhật Bản, Hong Kong, Singapore và Hàn Quốc. Như vậy, giá bán sẽ vào khoảng 29,670/cp, cao hơn 36% so với giá cp MBB hiện tại.

- MBB (cùng với VCB ACB) nằm trong số ít ngân hàng không chịu tác động của thông tư 22
Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN ban hành ngày 15/11/2019, tỷ lệ LDR tối đa sẽ là 85%. Các ngân hàng sẽ có  thời gian chuyển tiếp là 2 năm (trước ngày 1/1/2022) để thực hiện thông tư. MBB đang có hệ số LDR ở quanh mức 75% nên sẽ không chịu áp lực phải tăng cường huy động tiền gửi (hoặc giảm số dư cho vay), khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng.
1900.1055