Ngân hàng đẩy chỉ số, con sóng NAV cuối năm đang bắt đầu, VCB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

NGÂN HÀNG ĐẨY CHỈ SỐ, CON SÓNG NAV CUỐI NĂM ĐANG BẮT ĐẦU
- Thị trường tăng mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt phiên
- Nhóm ngân hàng tăng tốt, là động lực giúp chỉ số Vn-Index tăng điểm. Trong 1 vài tuần cuối năm, các quỹ đầu tư thường đẩy các cổ phiếu vốn hóa lớn (ảnh hưởng mạnh tới chỉ số) để cải thiện NAV cuối năm của quỹ
- Các ngành khác như chứng khoán, hàng tiêu dùng, và công nghệ cũng tăng tốt
- VHM VIC vẫn giao dịch giống các phiên gần đây: giảm khá trong hầu hết ngày, nhưng lại hồi về tham chiếu trong phiên ATC
- Thanh khoản giảm: 15% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 3% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng, tập trung bán VHM (60 tỷ) HPG (27 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Fed giữ nguyên lãi suất, ám chỉ sẽ không điều chỉnh trong năm 2020
"Ủy ban nhận thấy chính sách tiền tệ hiện tại phù hợp để duy trì tăng trưởng kinh tế, các điều kiện thị trường lao động mạnh mẽ và lạm phát gần mục tiêu 2%". "Ủy ban sẽ tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của các thông tin sắp tới đến triển vọng kinh tế, bao gồm các diễn biến toàn cầu và áp lực lạm phát, để đánh giá mức độ phù hơp của lãi suất quỹ dự trữ liên bang (FFR)".

- FED dự báo kinh tế Mỹ vẫn sẽ ổn cho tới sau bầu cử 2020
Khép lại một năm đầy biến động, ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới tỏ ra khá lạc quan về kinh tế Mỹ, tin tưởng rằng các biện pháp thực thi trong 2019 đang phát huy tác dụng, trưởng kinh tế vừa phải và tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Mã: VCB
Giá cổ phiếu tại ngày 12/12/2019       87,500
PE hiện tại         22.4
Vốn hóa (tỷ)         318,593
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 24,879   29,406 39,278 41,444
yoy 17.3%   18.2% 33.6% 5.5%
LNST 6,876   9,091 14,606 16,131
yoy 29%   32.2% 60.7% 10.4%
Tỷ suất LNST 27.6%   30.9% 37.2% 38.9%
EPS 1,519   2,001 3,334 4,349
P/E 56.5   42.9 25.8 20.1
Nguồn: FiinPro
Triển vọng: KHẢ QUAN

- Lợi nhuận 2020 vẫn được dự báo tăng trưởng tốt ~30%
Các giả định cho mức tăng trưởng là: 1) tín dụng tăng trưởng bằng các năm qua là 15%, 2) NIM được cải thiện 23 điểm cơ bản nhờ vào mảng bán lẻ với tập trung là cho vay mua nhà; 3) doanh thu phí tăng tốt 30% nhờ hợp đồng độc quyền bancassurance ký với FWD hồi tháng 11/2019; 4) chi phí dự phòng tăng 17.3%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng, giúp VCB duy trì tỷ lệ nợ xấu rất thấp quanh 1%

- VCB nằm trong số ít ngân hàng không chịu tác động của thông tư 22
Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN ban hành ngày 15/11/2019, tỷ lệ LDR tối đa sẽ là 85%. Các ngân hàng sẽ có  thời gian chuyển tiếp là 2 năm (trước ngày 1/1/2022) để thực hiện thông tư. VCB là 1 trong số ít ngân hàng hiện tại có hệ số LDR ở quanh mức 85% nên sẽ không chịu áp lực phải tăng cường huy động tiền gửi (hoặc giảm số dư cho vay), khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng.

- Cuối năm thường có sóng NAV đối với các mã có vốn hóa lớn
Trong tuần cuối cùng của năm, các quỹ thường đẩy giá các cổ phiếu có vốn hóa lớn để giúp NAV đóng cửa năm được tốt hơn. VCB nằm trong nhóm được kỳ vọng đẩy lên cao nhất do: 1) VCB nằm trong top 10 vốn hóa trên sàn; 2) tỷ lệ sở hữu khối ngoại lớn ~24%; và 3) tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi (free-float) là rất thấp nên sẽ dễ dàng đẩy được lên giá cao.
1900.1055