Lực cầu suy giảm, thị trường giảm điểm, POW - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

LỰC CẦU SUY GIẢM, THỊ TRƯỜNG GIẢM ĐIỂM
- Vn-Index tăng nhẹ trong phiên sáng, nhưng đã giảm điểm trong phiên chiều
- Dòng tiền tập trung mạnh vào nhóm dầu khí sau thông tin PVN muốn xây tổ hợp lọc, dự trữ dầu gần 20 tỷ USD
- Vài mã vốn hóa lớn như VNM VPB SAB tiếp tục được đẩy lên đỡ chỉ số
- Tuy nhiên, số lượng mã giảm gấp 2.7 lần số mã tăng
- Nhóm giảm mạnh lfa công nghệ, thủy sản, thép, xây dựng, và phân bón
- Áp lực bán là không quá lớn, nhưng lực cầu đang cho thấy sự suy giảm. Thị trường cần điều chỉnh về vùng giá hợp lý hơn để thu hút được dòng tiền. Vùng mua vào hợp lý có lẽ quanh ngưỡng 1,250 điểm
- Thanh khoản giảm: 2.1% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 3.6% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng, họ mua nhiều VNM PVD, và bán ra nhiều KBC DXG VHM
Điểm tin hàng ngày      

- Nợ công của Việt Nam đang giảm mạnh​, chỉ còn tương đương hơn 43% GDP
Cụ thể, mức nợ công năm 2017 tương đương 61,4% GDP, năm 2018 là 58,3% GDP, năm 2019 còn 55%, năm 2020 là 55,9% và đến năm 2021 tương đương 43,1% GDP. Nợ Chính phủ cũng giảm từ tỷ lệ 51,7% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 còn 39,1% GDP. Nợ Chính phủ bảo lãnh từ 9,1% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 là 3,8% GDP. Nợ nước ngoài của quốc gia tính đến hết năm 2021 giảm còn 38,4% GDP so với năm 2017 là 49% GDP.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Mã: POW
Giá cổ phiếu hiện tại         13,600
PE hiện tại         20.7
Vốn hóa (tỷ)         32,318
           
Tỷ VND 2019A   2020A 2021A 2022F
Doanh thu 35,374   29,732 24,561 33,600
yoy 8.3%   -16.0% -17.4% 36.8%
LNST 2,510   2,365 1,799 1,850
yoy 30.6%   -5.8% -24.0% 2.9%
Tỷ suất LNST 7.1%   8.0% 7.3% 5.5%
EPS 1,029   939 706 790
P/E 14.6   16.0 21.2 17.2
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2: TRUNG LẬP

- Doanh thu giảm 6% do 1) sản lượng nhà máy Cà Mau giảm 37% do thiếu khí để sản xuất, và 2) Sản lượng nhà máy Vũng Áng giảm 57% do sự cố kỹ thuật xảy ra vào tháng 9/2021 (POW đã ký hợp đồng với nhà cung cấp Toshiba Nhật Bản và nhà thầu sửa chữa Sulzer Indonesia để giải quyết vấn đề, nhưng dự kiến phải đến tháng 11/2022 mới có thể khôi phục sản xuất). Ngoài ra, doanh thu này đã bao gồm 276 tỷ  do EVN thanh toán mức lỗ tỷ giá trong năm 2021

- Biên lợi nhuận gộp giảm từ 14.4% xuống 12.4% do giá nguyên vật liệu (giá khí và than) đã tăng quá mạnh trong năm 2022. Chi phí nguyên liệu chỉ giảm 3.5%, dù sản lượng giảm tới 25% trong 6 tháng 2022. Do đó, LN gộp giảm 19%

- Hoạt động tài chính chuyển từ lãi 164 tỷ sang lỗ 164 tỷ do quý 2/2021, POW ghi nhận lãi bất thường 306 tỷ từ thoái vốn tại công ty PV Machino.

- Chi phí quản lý giảm 15.5% (tương đương 37 tỷ), chủ yếu do chi phí nhân công giảm

- Cuối cùng, LNST giảm 50.9%
1900.1055