Lực bán rất lớn, đặc biệt tại nhóm hàng hóa, PVS - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

LỰC BÁN RẤT LỚN, ĐẶC BIỆT TẠI NHÓM HÀNG HÓA
- Vn-Index giảm điểm rất mạnh trong suốt cả ngày giao dịch
- Áp lực bán là rất lớn, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu hàng hóa như dầu khí, phân bón, thép, than, cảng biển, và vận tải biển
- Số lượng mã giảm gấp 3 lần số mã tăng, và hầu hết nhóm ngành đều giảm rất sâu
- Tuy nhiên, nhóm ngân hàng chỉ giảm nhẹ, và nhóm bất động sản cũng chỉ giảm dưới 1%
- Đường trendline dài hạn của Vn-Index dang nằm tại ngưỡng 1,420 điểm và đây được coi là hỗ trợ mạnh nhất cho Vn-Index
- Thanh khoản giảm: 3.1% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 4.3% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng, trong đó mua nhiều STB VRE VCB, và bán ra nhiều MSN NVL DXG HPG SSI GMD
Điểm tin hàng ngày      

- Các quỹ ETF ngoại giao dịch ra sao trong kỳ cơ cấu quý I?
FTSE ETF dự kiến mua vào 4,3 triệu cổ phiếu VND, 1,5 triệu cổ phiếu DPM và 1,6 triệu cổ phiếu VCG. Trong khi đó, hầu hết các cổ phiếu khác trong danh mục quỹ này đều bị giảm tỷ trọng. Trong khi đó, VNM ETF có thể mua vào 13,8 triệu cổ phiếu STB, 3,8 triệu cổ phiếu HPG, 2,4 triệu cổ phiếu VIC...

- Liệu có khủng hoảng tài chính toàn cầu trong trường hợp Nga vỡ nợ?
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang tác động nặng nề đến nền kinh tế Nga và sẽ khiến nước này lún sâu vào suy thoái trong năm nay. Tuy nhiên, quan chức IMF cũng tin tưởng rằng việc Nga vỡ nợ cũng sẽ không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn thế giới, vì tổng nguồn tiền của các ngân hàng liên quan đến Nga chỉ vào khoảng 120 tỷ USD, dù không nhỏ nhưng cũng khó tác động đến “toàn hệ thống”.

 

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - Mã: PVS
Giá cổ phiếu hiện tại         34,800
PE hiện tại         29.3
Vốn hóa (tỷ)         17,637
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 14,638   16,789 20,180 14,220
yoy -13.5%   14.7% 20.2% -29.5%
LNST 1,047   1,033 624 602
yoy 4.0%   -1.3% -39.6% -3.5%
Tỷ suất LNST 7.2%   6.2% 3.1% 4.2%
EPS 2,041   2,021 1,085 1,260
P/E 11.1   11.2 20.9 27.6
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4: KHẢ QUAN

- Lợi nhuận quý 4 tăng trưởng 72%
+ Doanh thu giảm 16.2% khi hầu hết các mảng kinh doanh đều có doanh thu sụt giảm, trong đó sụt giảm mạnh nhất là mảng khảo sát địa chấn giảm tới 55.3%.
+ Tuy nhiên, lợi nhuận gộp lại chuyển từ lỗ 91.6 tỷ sang lãi 254 tỷ nhờ giá cước dịch vụ tăng trong bối cảnh giá dầu đang tăng mạnh.
+ Điểm đáng chú ý là, các liên doanh FPSO/FSO lỗ 92 tỷ so với mức lãi 66 tỷ cùng kỳ
+ Chi phí bán hàng và quản lý giảm tới 57.4% (tương đương giảm 260 tỷ) do PVS hoàn nhập 56 tỷ chi phí dự phòng (trong khi cùng kỳ ghi nhận 56 tỷ chi phí)

- Khởi động dự án Lô B vào tháng 6/2022
Siêu dự án Lô B sẽ kích hoạt lại các hoạt động E&P, và  giúp PVS nhận thêm các hợp đồng EPC trị giá khoảng 1,3 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2025 (30,2K tỷ) - gấp gần 3 lần tổng giá trị hợp đồng tồn đọng hiện tại của PVS.

- Tham gia mảng năng lượng tái tạo
PVS đang tích cực tham gia đấu thầu các dự án điện gió ngoài khơi, giúp PVS có thêm động lực tăng trưởng trong dài hạn và giảm thiểu rủi ro đối với biến động giá dầu. Hiện PVS đã giành được những hợp đồng EPC đáng chú ý bao gồm Hải Long 2 & 3 (1 GW) tại Đài Loan, điện gió Thăng Long (3,4 GW) và điện gió La Gan (3,5 GW)
1900.1055