Khối ngoại tiếp tục mua Bluechips, quỹ MSCI tái cơ cấu danh mục, BMP - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

KHỐI NGOẠI TIẾP TỤC MUA BLUECHIPS, QUỸ MSCI TÁI CƠ CẤU DANH MỤC
- Vn-Index tăng điểm dần dần mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt phiên
- Điểm nhấn: áp lực bán tăng mạnh trong phiên ATC do quỹ ETF MSCI tiến hành tái cơ cấu danh mục hàng quý
- Hầu hết cổ phiếu đều giao dịch trong biên độ hẹp quanh tham chiếu, cho thấy thị trường đang có tích lũy khá tốt để tiếp tục tăng
- Số lượng mã tăng điểm và giảm điểm khá cân bằng. Thị trường tăng điểm nhờ khối ngoại tiếp tục mua 1 số mã vốn hóa lớn như VCB VHM VRE
- Thanh khoản giảm: 5% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 6% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại chuyển sang bán ròng, tuy nhiên, họ mua ròng khá mạnh trong suốt phiên, ngoại trừ việc MSCI bán ròng trong phiên ATC, tập trung bán HSG (54 tỷ) IBC (30 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Trump sẽ công bố chính sách mới với Trung Quốc vào 29/5
Tổng thống Donald Trump không hài lòng khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia với Hong Kong và sẽ công bố chính sách mới với nước này vào ngày 29/5. Giới đầu tư lo ngại, căng thẳng Mỹ - Trung sẽ tiếp tục leo thang trong thời gian tới, ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán.

- Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Tín dụng năm nay có thể tăng 9-10%
Các ngân hàng hỗ trợ 30.000-34.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trong dịch Covid-19, thông qua việc giãn nợ, hạ lãi suất... ước tính giảm lợi nhuận khoàng 25%. Tín dụng cả năm 2020 có thể tăng 9-10%. Đây cũng là mức tăng trưởng tín dụng tương đối khá trong bối cảnh Covid-19 khiến nhu cầu vốn mới để đầu tư sản xuất kinh doanh giảm. Tín dụng 4 tháng đầu năm mới tăng 1,32%.

- CPI tháng 5 giảm 0,03%
CPI tháng 5-2020 giảm 0,03% so với tháng trước, và giảm 1,24% so với tháng 12/2019 - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020: nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 2,21% do giảm giá xăng dầu; trong khi đó nhóm lương thực, thực phẩm tăng 0,34% do giá thịt lợn tăng. Đây là thông tin khá bất ngờ do giá thịt lợn tăng mạnh và giá xăng cũng tăng 2 lần trong tháng 5. Lý do CPI tháng 5 giảm có thể là vì Covid-19 khiến thu nhập và nhu cầu của người dân giảm. 

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh - Mã: BMP
Giá cổ phiếu tại ngày 29/05/2020       47,700
PE hiện tại         9.0
Vốn hóa (tỷ)         3,913
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 3,825   3,920 4,337 4,496
yoy 15.6%   2.5% 10.7% 3.7%
LNST 465   428 423 473
yoy -26%   -8.0% -1.1% 11.9%
Tỷ suất LNST 12.1%   10.9% 9.7% 10.5%
EPS 5,166   4,802 5,164 5,778
P/E 9.3   10.0 9.3 8.3
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2020:

Lợi nhuận tăng 12.4% nhờ sản lượng và biên lợi nhuận đều tăng, dù chi phí tăng khá mạnh
- Doanh thu tăng 9.5%, chủ yếu nhờ sản lượng tiêu thụ đạt 24,33 nghìn tấn (tăng +10% yoy). Sản lượng tăng bất chấp Covid-19 là nhờ nhu cầu ống nhựa để xây dựng các công trình thủy lợi ở miền Nam do hạn hán xảy ra nghiêm trọng tại đồng bằng Sông Cửu Long trong vài tháng qua. Ngoài ra, việc tăng chiết khấu thương mại cho một số khách hàng cũng giúp hỗ trợ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ (nhưng cũng sẽ khiến chi phí bán hàng tăng như trình bày dưới đây). Trong tương lai, BMP sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách đẩy mạnh tăng trưởng sản lượng. Theo ban lãnh đạo, sản lượng tháng 4 tăng ~6% yoy, và giá
nhựa đầu vào hiện đang giảm 20-25% so với mức quý 1/2020
- Giá vốn hàng bán tăng 7.4%, thấp hơn mức tăng doanh thu nhờ giá hạt nhựa
giảm nhẹ 3% yoy và BMP gia tăng tỷ lệ tự động hóa, tối ưu hóa sản xuất giúp tiết giảm chi phí. Do đó, lợi nhuận gộp tăng 16.8% và biên LN gộp tăng từ 22.6% lên 24.1%
- Lỗ tài chính giảm 13.7 tỷ nhờ lãi tiền gửi tăng ~17 tỷ (do số dư tiền mặt tăng mạnh)
- Chi phí bán hàng và quản lý tăng 46.4% (tương đương tăng 34.5 tỷ) do chiết khấu thương mại dành cho các đại lý phân phối để khuyến khích tăng trưởng doanh thu tăng 34 tỷ (tăng 136%).
1900.1055