Hướng tới vượt kháng cự mạnh tại vùng 970-990 điểm, PHR - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

HƯỚNG TỚI VƯỢT NGƯỠNG KHÁNG CỰ MẠNH TẠI VÙNG 970-990 ĐIỂM

- Vn-Index tăng liên tục trong phiên, đặc biệt tăng mạnh từ sau 2 giờ chiều.
- Ngân hàng và dầu khí là động lực tăng điểm.
- Nhiều mã vốn hóa lớn khác cũng tăng tốt như MSN FPT MWG BVH
- Tuy nhiên, Vn-Index sẽ gặp phải ngưỡng kháng cự khá mạnh tại vùng 970-990 điểm.
- Thanh khoản tăng trở lại: 4% cao hơn trung bình 20 phiên, và 10% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng nhiều mã cổ phiếu và không tập trung mua mạnh tại 1 mã đơn lẻ nào.

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 12/12/2018

- Mỹ: CPI tháng 11 đạt 2.97% yoy.

- WB: GDP 2018 GDP dự báo tăng 6,8% hoặc cao hơn, những năm 2019 - 2020 giảm dần ở mức 6,6% và 6,5%.
- Vietcombank bán tiếp 19,39 triệu cổ phiếu MBB, không còn là cổ đông lớn của MBB và EIB
- Bloomberg: Việt Nam sắp là quốc gia châu Á hưởng lợi nhất từ chiến tranh thương mại nhờ vào lao động giá rẻ, các hiệp định thương mại, vị trí địa lý gần TQ, và sự ổn định.
- NCIF: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2019-2020 khoảng 6,9% - 7.1%

PHR - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- PHR là doanh nghiệp cao su thiên nhiên có quy mô lớn nhất nước. Mủ cao su, thanh lý gỗ, và khai thác khu công nghiệp chiếm lần lượt 29%, 66% vaf 5% LNTT.
- Tại VN, PHR sở hữu hơn 15,000ha diện tích đất trồng cao su. Tại Campuchia, PHR đã bắt đầu khai thác từ 2016 với tổng diện tích là 7,662 ha, trong 4 năm tới, PHR dự kiến sẽ tiếp tục nâng diện tích khai thác thêm khoảng 1.500 – 2.500 ha mỗi năm.
- PHR đang trong quá trình tái cơ cấu lại diện tích rừng cao su do tỷ lệ cây lớn tuổi > 24 năm đang tương đối lớn ~36%. Do đó, sản lượng khai thác của PHR có thể giảm trong 2-3 năm tới (thời gian để cây cao su bắt đầu cho sản lượng là ~6 năm sau khi trồng), tuy nhiên, điều này cũng mang lại PHR khoản lợi nhuận từ việc bán thanh lý gỗ cao su.
- Tại Đắc lắc, PHR 12,000 ha cây keo lai lấy gỗ. 
- Ngoài ra PHR còn đầu tư vào các Khu công nghiệp với: 1) Dự án KCN chế biến gỗ (vốn điều lệ 50 tỷ); 2) Dự án KCN Tân Bình: vốn đầu tư 160 tỷ, đã cho thuê gần hết; và 3) KCN Nam Tân Uyên (PHR góp 53 tỷ đồng, tương đương 32.85% vốn, năm 2016 và 2017 lãi 24 và 27 tỷ).
- Tập đoàn cao su Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối tại PHR và không có kế hoạch thoái vốn.

Triển vọng doanh nghiệp:
- Giá cao su hiện đang giảm khá mạnh sau khi hồi phục trong năm 2017. Hiện giá trung bình 2018 đã giảm ~20% so với mức trung bình của năm 2017 sẽ khiến doanh thu và lợi nhuận giảm sâu.
- Tuy nhiên,  hoạt động bán gỗ cao su sẽ diễn ra mạnh trong năm 2018. PHR kỳ vọng thanh lý khoảng 1,400ha vườn cao su già với lợi nhuận > 400 tỷ. Giá gỗ cao su đang trên đà tăng vì gỗ cao su được ưa chuộng trên thị trường nhờ các biện pháp bảo vệ rừng của Chính phủ.
- PHR sẽ chuyển nhượng 355ha đất cho NTC và 691ha đất cho VSIP trong 3 năm 2018-2020. Ước LN ghi nhận trong 2018 là 260 tỷ. Với dự án VSIP, PHR cũng nhận 20% LN từ KCN này bên cạnh khoản thanh toán ngay.
- Ngoài ra, vườn cây tại Campuchia đã bắt đầu cho năng suất từ năm 2016 và các năm tới, sản lượng có thể tiếp tục tăng cao do cây cao su bắt đầu trưởng thành hơn.
- Tuy nhiên, giá cổ phiếu PHR đã tăng khá mạnh trong vòng 3 năm qua.

Sức khỏe tài chính:
Tình hình tài chính của PHR lành mạnh với số dư nợ vay thấp ~470 tỷ (10% tổng tài sản), số dư tiền lớn ~580 tỷ, dòng tiền từ sản xuất kinh doanh liên tục dương, và tỷ lệ nợ phải trả/vốn là 0.72 lần. Tài sản lớn nhất của PHR là tài sản cố định cho vườn cây cao su và chi phí xây dựng dở dang cho vườn cao su tại Campuchia.
 

1900.1055