Hồi phục với thanh khoản thấp, ngưỡng kháng cự mạnh tại 900 điểm đang đến gần, ACB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

HỒI PHỤC VỚI THANH KHOẢN THẤP, NGƯỠNG KHÁNG CỰ MẠNH 900 ĐANG ĐẾN GẦN

- Index tăng điểm mạnh trong suốt phiên.
- VNM/GAS/MSN/BID đóng góp chính cho sự tăng điểm của Index. Hầu hết các cổ phiếu khác chỉ tăng nhẹ.
- Tuy nhiên, thanh khoản giảm rất mạnh trong bối cảnh ngưỡng kháng cự mạnh tại 900 điểm đang đến gần. Áp lực bán sẽ mạnh hơn trong các phiên tới.
- Thanh khoản giảm sâu: 34% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 16% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng, tập trung tại VJC (45 tỷ) CTG (32 tỷ), mặc dù họ mua VNM khá mạnh là 57 tỷ.

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 7/1/2019

- Mỹ: Giới phân tích dự đoán FED sẽ chỉ tăng lãi suất từ giữa năm 2019 vì áp lực chính trị và biến động tài chính. Nếu thành hiện  thực sẽ là tin tốt ngắn hạn cho thị trường. Tuy nhiên, cũng có thể sẽ trở thành rủi ro tiềm ẩn cho TTCK nếu FED thực tế tăng lãi suất nhanh hơn giới phân tích kỳ vọng.
- Giá dầu WTI và Brent đã tăng ~7% lên mức 48.62 và 57.68 USD/thùng trong năm 2019.

- Tăng trưởng tín dụng 2018 khoảng 14%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ mức 1,99% năm 2017 xuống còn 1.89% năm 2018.
- NHNN: Mục tiêu tín dụng 2019 tăng khoảng 14%, ưu tiên 'room' tín dụng cho nhóm áp chuẩn Basel II sớm. Tín dụng tiếp tục tăng trưởng thấp trong năm 2019 để kiểm soát lạm phát.
 

ACB (Ngân hàng Á Châu) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- ACB định là ngân hàng bán lẻ từ những năm 2000s (trong bối cảnh các ngân hàng vẫn chỉ tập trung mảng bán buôn, ACB đã tìm kiếm phân khúc khách hàng hoàn toàn khác). Cho vay cá nhân thường chiếm ~ 60% dư nợ tín dụng và ~40% thu nhập lãi thuần.
- Trong quá khứ, ACB thường tiến hành đầu tư/mua bán các loại tài sản rủi ro cao (đi kèm lợi nhuận cao) như vàng, tuy nhiên, từ năm 2013-2016,  ACB đã chuyển đổi mô hình kinh doanh từ dựa chủ yếu vào đầu tư trên thị trường tiền tệ & vàng sang cho vay truyền thống ít rủi ro hơn.
- Trong giai đoạn 2012-2014, ACB gặp đôi chút khó khăn do biến cố Bầu Kiên bị bắt đã ảnh hưởng đến huy động và tín dụng của ACB. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) giai đoạn này rất cao do ACB cho một số công ty do Bầu Kiên lập ra vay tiền và không thể thu hồi. Tuy nhiên, từ năm 2015, hoạt động của ACB đã ổn định, tăng trưởng tốt trở lại, và ACB cũng tích cực trích lập dự phòng nợ xấu để làm trong sạch BCTC. Cuối năm 2017, ACB đã hoàn tất trích lập xong các khoản nợ xấu do quá khứ để lại từ Bầu Kiên.

Triển vọng doanh nghiệp: TRUNG LẬP
- Tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2019 sẽ giảm mạnh từ mức 140% xuống chỉ còn ~15% do: 1) trong giai đoạn 2015-2017, ACB đã tích cực trích lập dự phòng nợ xấu để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức rất thấp. Năm 2018, ACB không còn phải trích lập mức nợ xấu lớn như vậy khiến chi phí dự phòng giảm mạnh. Năm 2019, chi phí dự phòng có thể tăng nhẹ do số dư nợ xấu gia tăng. 2) tăng trưởng tín dụng sẽ giảm xuống do Ngân hàng Nhà nước đang hạn chế tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng xuống còn 14% để kiềm chế lạm phát. 
- Mặc dù ACB vẫn sẽ có 1 số điểm tích cự khác như hoàn nhập chi phí dự phòng đã trích lập và NIM được cải thiện nhẹ. Tuy nhiên, các nhân tố này không đủ để bù đắp cho việc chi phí dự phòng tăng lên và tăng trưởng tín dụng chậm lại.
- Tuy vậy, chỉ số định giá của ACB đang rất hấp dẫn với PE ~8.11 và PB ~1.6.

Sức khỏe tài chính: RẤT TÍCH CỰC
Tình hình tài chính rất lành mạnh do:
- Hệ số CAR cao ở mức 11.5% năm 2017, do đó, ACB không gặp phải áp lực tăng vốn trong tương lai gần để áp dụng chuẩn Basel II trong năm 2020.
- Tỷ lệ nợ xấu rất thấp là 0.85% vào quý 3/2018, và ACB đã trích lập xong toàn dự phòng cho các khoản nợ xấu từ nhóm G6 của Bầu Kiên và trái phiếu VAMC.
- Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) thấp là 82.4%, ACB rất thận trong trong hoạt động cho vay. LDR của ACB nằm trong nhóm 3 ngân hàng thấp nhất ngành.
 

1900.1055