Hồi phục tốt tại ngưỡng hỗ trợ 950 điểm, tích lũy đã được 6 phiên, QNS - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

HỒI PHỤC TỐT TẠI NGƯỠNG HỖ TRỌ 950 ĐIỂM, TÍCH LŨY ĐÃ ĐƯỢC 6 PHIÊN

- Vn-Index liên tục giảm trong gần cả phiên giao dịch, giảm mạnh đầu giờ chiều, tuy nhiên, lệnh mua tại ngưỡng hỗ trợ 950 điểm đã giúp thị trường hồi phục tốt.
- Ngành dầu khí và thép bị bán khá mạnh do giá dầu và giá thép thế giới giảm.
- Hầu hết các cổ phiếu khác đóng cửa gần tham chiếu.
- Thanh khoản tiếp tục giảm: 1% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 5.5% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng nhẹ, tập trung tại V1VFVN30  (118 tỷ), nhưng họ cũng bán mạnh HPG (40 tỷ).

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 11/12/2018

- Trung Quốc cấm nhiều sản phẩm Iphones không được bán tại nước này, căng thẳng Mỹ Trung có thể sẽ còn tiếp tục gia tăng.
- Giá thép giảm mạnh trong 2 tháng qua do nhu cầu thép Trung Quốc giảm và sản lượng tăng (Trung Quốc chiếm ~50% tổng cung và cầu thép toàn thế giới).
- Vĩ mô Trung Quốc tháng 11/2018: CPI tăng 2.2% yoy - thấp nhất trong 4 tháng, PPI tăng 2.7% yoy - giảm từ mức 3.3% trong tháng 10, thặng dư thương mại đạt 44.74 tỷ USD - cao hơn nhiều so với dự đoán trước đó, thâm hụt thương mại Trung Quốc - Mỹ là 35.55 tỷ USD -tiếp tục ghi nhận mức cao mới.
- Tăng trưởng GDP Nhật Bản quý 3/2018 đạt -0.6% qoq, mức giảm mạnh nhất kể từ quý 2/2014.

- Tỷ giá USD/VND trung tâm tiếp tục tăng 9đ lên mức 22,775. Như vậy, USD dược phép giao dịch trong biên độ 22,092 - 23,458 tại các NHTM. 

QNS - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- QNS là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, trong đó có 2 mảng kinh doanh chính là: sữa đậu nành và đường, chiếm lần lượt chiếm 70% và 12% lợi nhuận gộp. 
- Mảng sữa đậu nành: 
+ QNS đứng vị trí số 1 với 86% thị phần phân khúc sữa đậu nành có thương hiệu, sở hữu 2 thương hiệu hàng đầu là Vinasoy và Fami, chủ yếu bán trong nước qua 150 nghìn điểm phân phối.
+ Cơ cấu chi phí: NVL đậu nành 30%, bao bì 50%, và khấu hao 11%. 80% đậu nành được trồng tron g nước, 20% nhập khẩu.
+ QNS sở hữu 3 nhà máy tại Quảng Ngãi, Bắc Ninh, và Bình Dương với tổng công suất 390 triệu lít/năm và hiện hoạt động ~80% công suất.
- Mảng đường: 
+ Công suất thứ 2 toàn ngành (chỉ sau SBT)
+ Cơ cấu chi phí: mía nguyên liệu 74%, khấu hao 7%. Mía được mua trong nước từ các hộ và trang trại. 
+ QNS sở hữu 2 nhà máy tại Quảng Ngãi và An Khê, tổng công suất 20.2K tấn. Đường tinh luyện sau đó được bán cho đại lý hoặc bán lẻ.
- Kể từ năm 2013, QNS liên tục gia tăng đầu tư để mở rộng công suất nhà máy, nâng cấp công nghệ giúp nhà máy vận hành hiệu quả và tăng tỷ lệ trữ đường…Tổng số tiền QNS đã đầu tư cho hệ thống nhà máy từ năm 2013 đến nay là hơn 6K tỷ.

Triển vọng doanh nghiệp:
- Ngành hàng tiêu dùng Việt Nam vẫn được kỳ vọng tăng trưởng ~9%/năm do dân số trẻ, tốc độ tăng dân số cao, và tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm còn thấp.
-  Các nhà máy mới hoạt động ~80% công suất, việc gia tăng sản lượng sẽ giúp giảm chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm.
- QNS đang tích cực nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm mới như Fami Go, Soymen giúp tăng doanh thu và biên lợi nhuận.
- Giá cổ phiếu QNS cũng đã giảm khá mạnh kể từ khi lên sàn và đang tích lũy tốt. PE đang ở mức 11.3, khá hấp dẫn trong số các DN hàng tiêu dùng.

Sức khỏe tài chính:
Tình hình tài chính lành mạnh. Tuy số dư nợ vay khá cao ~1.9K tỷ (24.5% tổng tài sản) để liên tục đầu tư nhà máy mới, nhưng QNS có số dư tiền lớn ~1.9K tỷ, quản trị phải thu và tổn kho rất tốt, dòng tiền từ sản xuất kinh doanh lớn và đều đặn hàng năm, và tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ cũng thấp ~0.57 lần. 
 

1900.1055