Hầu hết ngành đều tăng điểm, đặc biệt ở nhóm chứng khoán và khu công nghiệp, POW - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

HẦU HẾT NGÀNH ĐỀU TĂNG ĐIỂM, ĐẶC BIỆT Ở NHÓM CHỨNG KHOÁN VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
- Vn-Index tăng điểm mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt phiên, hầu hết các nhóm ngành đều tăng điểm
- Nhóm chứng khoán tăng mạnh khi nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận quý 2 cao vì thanh khoản đang tăng mạnh; nhóm bđs khu công nghiệp cũng tăng tốt do kỳ vọng vào làn sóng FDI chảy vào Việt Nam sau đại dịch Covid-19
- Rất nhiều cổ phiếu đã vượt qua ngưỡng kháng cự ngắn hạn như VSC GMD HCM SSI BID VCB DRC REE, cho thấy tâm lý và lực cầu đang rất tốt
- Tuy nhiên, Vn-Index sẽ đi vào vùng kháng cự mạnh tại 880-900 điểm trong các phiên tới, áp lực bán sẽ gia tăng mạnh
- Thanh khoản tăng: 20% cao hơn trung bình 20 phiên, và 12% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng 3 phiên liên tiếp, tập trung bán VSC (20 tỷ) DBC (19 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Tăng vốn ngân hàng quốc doanh: Đường đi đã tỏ
 Agribank dường như đang được "ưu ái" tăng vốn hơn so với 3 ngân hàng quốc doanh còn lại (VCB BID CTG) thông qua tăng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước. CAR của Agribank tại 31/3/2020 chỉ đạt 6.9%, thấp hơn rất nhiều mức tối thiểu 8% theo Basel II. 3 ngân hàng quốc doanh còn lại (BID CTG VCB) sẽ phải "tự lo" chuyện tăng vốn mà không dựa vào ngân sách nhà nước. Theo chủ tịch CTG, Vietinbank sẽ tăng vốn thêm 7.000-8.000 tỷ qua chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. VCB kế hoạch tăng vốn thêm khoảng 23.000 tỷ trong giai đoạn 2019 - 2021 thông qua phát hành cổ phiếu, chào bán cổ phiếu ra công chúng, hoặc phát hành riêng lẻ. Còn lại, BIDV sẽ chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ 341,5 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 8,5% số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2019. Tăng vốn là động lực tăng giá mạnh nhất cho nhóm ngân hàng nhà nước trong năm 2020.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Mã: POW
Giá cổ phiếu tại ngày 26/05/2020       10,600
PE hiện tại         11.4
Vốn hóa (tỷ)         23,887
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 29,710   32,662 35,374 35,569
yoy 5.3%   9.9% 8.3% 0.5%
LNST 2,233   1,921 2,510 2,849
yoy 108%   -14.0% 30.6% 13.5%
Tỷ suất LNST 7.5%   5.9% 7.1% 8.0%
EPS 1,026   820 1,072 1,217
P/E 9.9   12.4 9.5 8.7
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2020:

Lợi nhuận giảm 46.7% do sản lượng giảm vì các lý do khác nhau và chi phí tăng:
- Doanh thu giảm 5.5% chủ yếu do sản lượng giảm 4.3%: sản lượng NT1 và NT2 giảm lần lượt 58.2% và 8.8% do bể khí 11.2 trong khu vực Nam Côn Sơn phải tạm thời đóng cửa 4 tháng từ ngày 8/3/2020 vì vấn đề kỹ thuật, khiến POW không đủ nguồn khí để hoạt động. Từ ngày 20/3, NT1 phải chuyển sang vận phát điện bằng dầu với chi phí tăng từ 1.300-1.500 đồng/kwh lên 3.000-5.000 đồng/kwh. Ngoài ra, sản lượng 2 nhà máy thủy điện Hua Na và Dakdrink giảm lần lượt 60.7% và 59% do tình trạng hạn hán xảy ra nghiêm trọng. Chỉ có nhà máy Cà Mau và Vũng Ánh có sản lượng tăng 8.4% và 48.2%.
- Giá vốn hàng bán chỉ giảm 2.3%, thấp hơn mức giảm doanh thu do: 1) Nhà máy NT1 phải chạy bằng dầu từ ngày 20/3/2020 với chi phí cao hơn rất nhiều; 2) Từ tháng 10/2019, nhà máy Cà Mau phải mua khí từ GAS với giá mua tăng từ 46% MFO lên 90% MFO. Do đó, lợi nhuận gộp giảm 22.3%
- Chi phí tài chính tăng 47% (tương đương tăng 103 tỷ) do: 1) chi phí lãi vay giảm 43 tỷ; 2) lỗ chênh lệch tỷ giá 136 tỷ do đồng USD tăng mạnh trong quý 1 khi rủi ro tăng cao từ dịch Covid-19 khiến nhà đầu tư tăng tích trữ ngoại tệ
- Chi phí bán hàng và quản lý giảm 32.6% (40 tỷ) do POW ghi nhận 40 tỷ hoàn nhập dự phòng khoản nợ xấu từ EVN Power Trading
- Tuy nhiên, dù LNTT giảm 39%, chi phí thuế vẫn tăng 19.8% do: 1) Năm 2019 là năm cuối nhà máy Cà Mau được giảm 50% thuế; và 2) Năm 2019 là năm cuối nhà máy Vũng Áng 1 được miễn thuế.
1900.1055