DÒNG TIỀN TIẾP TỤC ĐỔ VÀO NHÓM NGÂN HÀNG, TUY NHIÊN, VIC VHM KHIẾN THỊ TRƯỜNG GIẢM ĐIỂM | ||||
- Thị trường giảm trong suốt phiên giao dịch, đặc biệt giảm mạnh giữa phiên. Tuy nhiên, VIC hồi phục vào cuối phiên đã giúp cho thị trường đóng cửa chỉ giảm nhẹ - Dòng tiền tiếp tục tập trung vào nhóm ngân hàng. Thị trường đang phân hóa rất mạnh. 1 số ít ngành khác tăng điểm là bán lẻ, y tế, và hàng tiêu dùng - Tuy nhiên, số mã giảm điểm lớn hơn rất nhiều số mã tăng điểm. Nhóm giảm điểm gồm đó chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, săm lốp, thủy sản, tiện ích, điện, và xây dựng - Thanh khoản giảm: 12% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 6.5% thấp hơn ngày giao dịch liền trước - Khối ngoại bán ròng 5 phiên liên tiếp, tập trung bán MSN (29 tỷ) VIC (19 tỷ) CTG (17 tỷ) NVL (10 tỷ) |
||||
Bản tin hàng ngày | ||||
- IMF cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm trong năm 2020 Tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 có nguy cơ suy giảm do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 song sau đó có thể sẽ phục hồi nhanh và mạnh mẽ. - Trung Quốc hạ lãi suất cho vay trung hạn để hỗ trợ nền kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19 PBOC cho biết đã hạ lãi suất 10 điểm cơ bản đối với khoảng 200 tỷ nhân dân tệ (28,65 tỷ USD) giá trị các khoản vay trung hạn có kỳ hạn một năm (MLF), tức từ 3,25% trước đây xuống 3,15%. Động thái này dự kiến sẽ mở đường cho việc giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR) - sẽ được công bố vào ngày 20/2 tới - Kinh tế Nhật Bản trượt dốc nhanh nhất 6 năm, có thể suy thoái vì Covid-19 GDP của Nhật Bản giảm 6,3% trong quý IV/2019. Nguyên nhân là chính phủ tăng thuế tiêu thụ và nhu cầu toàn cầu suy yếu. Triển vọng kinh tế Nhật Bản phục hồi trong quý I năm nay lại càng u ám hơn do tác động của dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây ra. - Có cần thiết nới lỏng chính sách tiền tệ? Một số chuyên gia cho rằng nới lỏng chính sách tiền tệ là cần thiết và chưa chắc ảnh hưởng đến lạm phát trong khi số khác nhận định tiềm ẩn rủi ro. Trong kịch bản có thể xảy ra nhất, GDP năm 2020 Việt Nam ước giảm khoảng 0,83 điểm phần trăm. Riêng GDP quý I giảm 1,23 điểm phần trăm và GDP quý II giảm 0,71 điểm phần trăm. |
||||
Mỗi ngày 1 cổ phiếu | |||||
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Mã: HVN | |||||
Giá cổ phiếu tại ngày 17/02/2020 | 26,650 | ||||
PE hiện tại | 16.6 | ||||
Vốn hóa (tỷ) | 38,648 | ||||
Tỷ VND | 2016A | 2017A | 2018A | 2019E | |
Doanh thu | 70,089 | 82,951 | 96,811 | 98,178 | |
yoy | 6.3% | 18.4% | 16.7% | 1.4% | |
LNST | 2,055 | 2,371 | 2,335 | 2,325 | |
yoy | 306% | 15.4% | -1.5% | -0.4% | |
Tỷ suất LNST | 2.9% | 2.9% | 2.4% | 2.4% | |
EPS | 1,674 | 1,931 | 1,646 | 1,640 | |
P/E | 16.3 | 14.1 | 16.6 | 16.3 | |
Nguồn: FiinPro | |||||
Cập nhật lợi nhuận quý 4/2019: TRUNG LẬP - Lợi nhuận giảm mạnh 94% do biên lợi nhuận gộp giảm sâu + Doanh thu giảm nhẹ 3.3% do mảng vận tải (hoạt động chính chiếm 78% doanh thu) giảm 4.7%. Lý do là vì giá vé máy bay thấp hơn do áp lực cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt từ đối thủ mới Bamboo Airways + Lợi nhuận gộp giảm 43.7% và biên lợi nhuận gộp giảm từ 10.4% xuống 6.1% có thể là do chi phí thuê máy bay tăng mạnh. Trong báo cáo riêng công ty mẹ, chi phí dịch vụ mua ngoài (chiếm 55% tổng chi phí) đã tăng 17.8% yoy trong quý 4/2019 + Hoạt động tài chính chuyển từ lỗ 465 tỷ sang lãi 224 tỷ do khoản lỗ tỷ giá và chi phí tài chính khác tăng mạnh trong quý 4/2018 + Chi phí bán hàng và quản lý giảm nhẹ 2.5% cũng với mức giảm của doanh thu + Lợi nhuận khác cũng giảm 67% do thu nhập giảm từ nghiêp vụ bán và thuê lại máy bay (SALB) + Do đó, LNST giảm sâu 94% - Chất lượng tài sản được cải thiện + Dòng tiền từ sản xuất kinh doanh dương 8,700 tỷ; được sử dụng để trả nợ vay và trả cổ tức cho cổ đông + Số dư nợ vay giảm 6,530 tỷ; xuống còn 31,930 tỷ; tương đương 41.8% tổng tài sản + Số dư tiền mặt không đổi ở mức khoảng 6,510 tỷ; chiếm 8.5% tổng tài sản. + Phần lớn tài sản là tài sản cổ định cho đội bay của HVN |
|||||