Dòng tiền hướng vào nhóm chứng khoán và dược phẩm, VPB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

DÒNG TIỀN HƯỚNG VÀO NHÓM CHỨNG KHOÁN VÀ DƯỢC PHẨM
- Vn-Index đi ngang trong phiên sáng, nhưng đã tăng điểm khá tốt khong phiên chiều
- Tuy nhiên, dòng tiền vẫn đang chỉ hướng vào 1 vài nhóm ngành nhỏ như chứng khoán và dược phẩm; trong khi đó nhóm ngân hàng lại giảm trong phiên sáng, và chỉ hồi phục về tham chiếu trong phiên chiều
- Số lượng mã tăng điểm lớn hơn khá nhiều số mã giảm điểm
- Điểm nhấn: nhiều mã bất động sản như DIG CEO CII LDG vẫn tăng rất mạnh
- Nhóm tăng tốt  khác có hóa chất, dầu khí, công  nghệ, và xây dựng
- Thị trường vẫn đang chờ đợi sự bùng nổ của nhóm ngành ngân hàng để có thể bùng nổ trên diện rộng
- Thanh khoản tăng: 8.4% cao hơn trung bình 20 phiên, và 4.7% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng, trong đó mua nhiều KBC DXG VHM, và bán ra nhiều FUEVFVND
Điểm tin hàng ngày      

- Chứng khoán Mỹ và châu Á hồi phục sau đề xuất họp thượng đỉnh Mỹ-Nga

- Giá xăng tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay
Với việc điều chỉnh giá xăng RON 95 tăng thêm 965 đồng/lít thì giá xăng đã chính thức vượt đỉnh lịch sử với giá bán lẻ mới là 26,287 đồng/lít.

- ORS đề ra kế hoạch tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu
CTCP Chứng khoán Tiên Phong (HOSE: ORS) dự kiến tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 ngày 11/03/2022. Đáng chú ý trong đó, HĐQT sẽ đệ trình phương tăng vốn điều lệ thêm 3,000 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu và huy động 3,000 tỷ đồng từ trái phiếu.

 

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Mã: VPB
Giá cổ phiếu hiện tại         35,900
PE hiện tại         7.1
Vốn hóa (tỷ)         158,480
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 31,086   36,356 39,033 44,301
yoy 24.2%   17.0% 7.4% 13.5%
LNST 7,356   8,260 10,414 11,807
yoy 14.2%   12.3% 26.1% 13.4%
Tỷ suất LNST 23.7%   22.7% 26.7% 26.7%
EPS 2,907   3,265 4,116 2,675
P/E 17.0   15.2 12.0 13.4
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần giảm nhẹ 2.5% do NIM giảm mạnh tới 177 bps xuống chỉ còn 7.17%, chủ yếu do NIM của mảng FE Credit giảm rất mạnh: mảng cho vay tiêu dùng đang bị ảnh hưởng nặng hơn rất nhiều vì Covid-19. Tăng trưởng tín dụng tăng tốt ở mức 12% trong quý 4, và tăng 22.2% trong năm 2021. Cho vay mua nhà và và khách hàng vừa và nhỏ là động lực tăng trưởng tín dụng chính. Tuy nhiên, tăng trưởng huy động lại khá thấp, lần lượt tăng 1% trong quý 4 và 3.6% trong năm 2021.

- Thu nhập dịch vụ tăng 15.8% yoy, lãi mua bán trái phiếu đạt 798 tỷ (tăng 170% yoy), trong khi thu nhập khác (chủ yếu là từ thu hồi nợ xấu đã xóa) giảm 19% yoy

- Tổng chi phí hoạt động được kiểm soát và chỉ tăng nhẹ 3% yoy

- Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh 24.4%. Chất lượng tài sản suy giảm đáng kể: 1) Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 3.41% lên 4.47%, và 2) Tổng dư nợ nhóm 3,4,5 tăng tới 60% (dù tín dụng chỉ tăng 22.2%)

- Cuối cùng, LNST vẫn giảm 16.2%
1900.1055