Dòng chứng khoán bùng nổ, Vn-Index vượt 1,350 điểm, TCM - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

DÒNG CHỨNG KHOÁN BÙNG NỔ, VN-INDEX VƯỢT 1,350 ĐIỂM
- Vn-Index tăng điểm mỗi lúc 1 cao hơn trong hầu hết ngày, tuy nhiên đã giảm nhẹ trong phiên ATC do áp lực bán mạnh từ 2 quỹ ETF
- Nhóm chứng khoán bùng nổ, và nhóm ngân hàng cũng tăng khá tốt, là động lực chính giúp Vn-Index vượt 1,350 điểm
- Nhóm tăng tốt khác là công nghệ và vật liệu xây dựng (thép)
- Số lượng mã tăng trần vẫn rất lớn, đặc biệt tại UPCOM. Nên nhớ rằng mức trần tại sàn UPCOM là 15%.
- Số lượng mã tăng điểm chiếm áp đảo, tuy nhiên vài mã vốn hóa lớn nhất thị trường như VIC MSN VCB lại giảm điểm
- Thanh khoản tăng: 13.2% cao hơn trung bình 20 phiên, và 41.3% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng, họ mua nhiều THDVHM DIG VND VNM, và bán ra nhiều FUEVFVND VIC SSI NVL VRE STB PDR MSN VCI
Điểm tin hàng ngày      

- Trung Quốc chính thức đệ đơn xin gia nhập CPTPP
Ngày 16/9, Trung Quốc chính thức đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây có thể là thông tin rất tích cực cho nhóm cổ phiếu xuất khẩu như dệt may, thủy sản, tôn mạ, săm lốp...

- Bộ trưởng Tài chính: Ngân sách nhà nước hiện rất khó khăn
Trong bối cảnh giãn cách xã hội ở 23 địa phương, doanh nghiệp cũng đang cực kỳ khó khăn, Bộ trưởng Tài chính cho biết số thu thuế hiện giảm gần 50% và tới đây còn giảm nữa. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo cơ quan thuế tăng cường quản lý, chống thất thoát.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công - Mã: TCM
Giá cổ phiếu hiện tại         66,000
PE hiện tại         16.5
Vốn hóa (tỷ)         4,632
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 3,662   3,644 3,470 3,845
yoy 14.1%   -0.5% -4.8% 10.8%
LNST 259   216 275 207
yoy 35.2%   -16.8% 27.6% -24.8%
Tỷ suất LNST 7.1%   5.9% 7.9% 5.4%
EPS 4,778   3,161 4,435 2,905
P/E 23.8   36.0 25.7 22.7
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh tháng 8/2021: TRUNG LẬP

- Kết quả kinh doanh tháng 8 kém khả quan: doanh thu đạt 247 tỷ, giảm 23% yoy và giảm 27% mom. Trong khi đó, chi phí tăng do phát sinh các chi phí liên quan đến dịch Covid-19 khiến TCM lỗ 7 tỷ. Đây là lần đầu tiên TCM có mức lỗ trong tháng.

- Số lượng người bị nhiễm Covid-19 lớn, yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội 3 tại chỗ toàn bộ thời gian tại nơi sản xuất đã khiến lực lượng lao động giảm. Dệt may vốn là ngành sử dụng nhiều lao động, và hiệu suất hoạt động của TCM chỉ đạt khoảng 50-60% do thiếu hụt lao động. TCM đã phải thuê ngoài các công ty ở phía Bắc để thực hiện các đơn đặt hàng, nhưng tổng sản lượng sản xuất (kể cả thuê ngoài) chỉ tương đương khoảng 70-75% so với trước đây.

- Chi phí hoạt động đã tăng mạnh do nhiều yếu tố:
+ Chi trả bổ sung cho người lao động 2 triệu/người/tháng để khuyến khích người lao động làm việc toàn thời gian
+ Xét nghiệm Covid thường xuyên cho công nhân, tốn khoảng 1 triệu-2 triệu đồng/người/tháng
+ Việc thực hiện 3 tại chỗ cũng khiến nhiều chi phí tăng thêm
1900.1055