Đảo chiều cuối phiên, khối ngoại vẫn mua ròng 5 phiên liên tiếp, STB - Mỗi ngày 1 cổ phiếu

ĐẢO NGƯỢC CUỐI PHIÊN CHIỀU, KHỐI NGOẠI MUA RÒNG 5 PHIÊN LIÊN TIẾP
- Thị trường tăng điểm đầu phiên sáng, đi ngang sau đó. Tuy nhiên, áp lực bán tăng dần cuối phiên chiều khiến Index đóng cửa thấp nhất ngày
- Cổ phiếu ngân hàng và SAB là lý do chính khiến thị trường giảm điểm
- Dòng tiền tiếp tục tập trung vào nhóm dầu khí, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục giảm mạnh hơn nhóm vốn hóa lớn
- Thanh khoản giảm: 22% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 4% thấps hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng 5 phiên liên tiếp, tập trung vào các mã MSN (107 tỷ) VIC (66 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Giá dầu tăng 2%, lập đỉnh mới năm 2019
Giá dầu WTI và Brent tăng lên mức 62 và 69.39 USD/thùng  lập đỉnh mới năm 2019, nhờ các dấu hiệu tích cực về kinh tế toàn cầu và nguồn cung thắt chặt hơn nữa.

- Sản xuất tại Trung Quốc bất ngờ hồi phục
Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI tháng 3 là 50,8 điểm,  bất ngờ mở rộng trong tháng 3 sau khi giảm trong ba tháng liên tục.

- Dự trữ ngoại hối Việt Nam tiếp tục đạt kỷ lục
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc NHNN:  trước thềm kỳ nghỉ Tết vừa qua, quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia đạt khoảng 63 tỷ USD. Sau kỳ nghỉ Tết cho đến nay, NHNN tiếp tục mua ròng thêm khoảng 2,5 tỷ USD và nâng kỷ lục dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức mới, nhiều khả năng vượt mốc 65 tỷ USD vào cuối quý 1/2019.

- Quý I: Khối ngoại mua ròng 5,166 tỷ sàn HOSE và bán ròng 127 tỷ sàn HNX
Các mã được mua ròng mạnh nhất là MSN (2,187 tỷ) E1VFVN30 (1,498 tỷ) VCB (1,185 tỷ); ngoài ra, VJC bị bán ròng mạnh nhất với giá trị bán là 1,388 tỷ.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Mã: STB
Giá cổ phiếu tại ngày 2/4/2019       12,400
PE hiện tại         12.5
Vốn hóa (tỷ)         22,365
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 6,529   8,645 11,677 13,485
yoy -21.2%   32.4% 35.1% 15.5%
LNST 88.6   1,181.6 1,790.2 2,122.0
yoy -86.3%   1233.5% 51.5% 18.5%
Tỷ suất LNST 1.4%   13.7% 15.3% 15.7%
EPS 47   520 950 1,177
P/E 263.82   23.87 13.06 10.54
Nguồn: FiinPro, số liệu 2019 là kế hoạch kinh doanh của STB
Triển vọng: KHÔNG ĐÁNH GIÁ

- Không thể dự đoán lợi nhuận của STB
STB đã được NHNN cho phép áp dụng chính sách hạch toán dự phòng linh hoạt trong vòng 10 năm kể từ 2015 nên việc dự đoán lợi nhuận là không thể thực hiện được. Cụ thể, đối với các khoản nợ xấu gồm các khoản lãi dự thu, các khoản nợ xấu, và trái phiếu VAMC, STB được phép trích lập dự phòng dựa trên năng lực tài chính thực tế theo Kế hoạch tái cơ cấu. Đối với tài sản đảm bảo, STB được phép bán cho cá nhân hoặc tổ chức theo giá thị trường, nếu phát sinh lỗ so với giá ghi sổ thì STB được phép phân bổ phần lỗ vào chi phí với thời gian phân bổ không quá 5 năm. Hiện vẫn đang thiếu thông tin về giá trị sổ sách và giá trị thị trường của tài sản đảm bảo để đánh giá tác động đối với lợi nhuận của STB

- Nợ xấu tuy giảm nhẹ nhưng vẫn rất chậm và hiện ở mức rất cao
Tổng giá trị nợ xấu vào thời điểm 1H2018 là 78,530 tỷ. Giả sử STB muốn giảm tỷ lệ nợ xấu về mức bình thường là khoảng 1.23%, tức tổng số dư nợ xấu về mức ~26,180 tỷ, trong đó phần lãi dự thu (với bản chất là không có tài sản đảm bảo) về 0, để giả định 1 cách an toàn là giá trị thị trường của tái sản đảm bảo bằng 50% giá trị ghi sổ thì tổng chi phí dự phòng cần trích lập từ nay đến hết 2025 (7 năm) sẽ là 36,341 tỷ. Tương đương mỗi năm trích lập ~5,190 tỷ. Đây là con số quá lớn vì lợi nhuận trung bình trước dự phòng 5 năm qua của STB chỉ là 2,877 tỷ.
1900.1055