CTG BID bị bán rất mạnh, PVS - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

CTG BID BỊ BÁN RẤT MẠNH
- Thị trường đi ngang trong phiên sáng, nhưng đã giảm trong phiên chiều
- BID CTG dường như là lý do duy nhất khiến thị trường giảm, áp lực bán tại 2 cổ phiếu này là rất lớn. Đà giảm tại BID CTG đã lan tỏa sang các cổ phiếu/ngành khác như công nghệ, vật liệu xây dựng, logistics, và chứng khoán
- Tuy nhiên, cả BID và CTG đều có thanh khoản tăng mạnh và vẫn chưa giảm dưới những ngưỡng hỗ trợ quan trọng, cho thấy lực cầu bắt đáy đang rất lớn và thị trường vẫn chưa cho thấy những dấu hiệu quá đáng ngại
- Nhóm tăng điểm gồm có hàng tiêu dùng, và bảo hiểm
- Thanh khoản tăng: 7% cao hơn trung bình 20 phiên, và 13% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng 9 phiên liên tiếp, tập trung bán E1VFVN30 (50 tỷ) BID (40 tỷ) PVD (15 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Mỹ loại Việt Nam khỏi danh sách nước đang phát triển
Mỹ đã loại bỏ các ưu đãi đặc biệt dành cho 20 nền kinh tế lâu nay được xem là “đang phát triển”, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Hong Kong, Ấn Độ và Singapore. Động thái này có thể dẫn đến các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với một số nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Cập nhật Covid-19 ngày 21/2: Số ca nhiễm ở Hồ Bắc tiếp tục tăng chậm nhưng ở Hàn Quốc tăng mạnh, lên 156 người
Số người nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc hiện đã lên đến 156, sau khi 52 bệnh nhân mới đều được xác nhận dương tính với virus corona và 1 trường hợp tử vong.

- Việt Nam tiếp tục nhập siêu trong nửa đầu tháng 2
Nửa đầu tháng 2, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt 30 triệu USD, khiến luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/2, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt 410 triệu USD.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - Mã: PVS
Giá cổ phiếu tại ngày 21/02/2020       16,400
PE hiện tại         8.0
Vốn hóa (tỷ)         7,839
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 18,682   16,921 14,638 17,233
yoy -20.0%   -9.4% -13.5% 17.7%
LNST 1,039   1,007 1,047 731
yoy -32%   -3.1% 4.0% -30.2%
Tỷ suất LNST 5.6%   6.0% 7.2% 4.2%
EPS 2,325   2,254 2,191 1,529
P/E 7.1   7.3 7.5 10.7
Nguồn: FiinPro
Cập nhật lợi nhuận quý 4/2019: TRUNG LẬP

- Lợi nhuận giảm 77% do giá vốn tăng mạnh, chất lượng lợi nhuận đang rất kém
+ Doanh thu tăng 12% nhưng các mảng kinh doanh của PVS biến động mạnh: cho thuê tàu và căn cứ cảng đều giảm sâu, trong khi đó FPSO/FSO, O&M, và doanh thu khác lại tăng mạnh
+ Lợi nhuận gộp âm 29 tỷ so với mức lãi 470 tỷ cùng kỳ do chi phí tăng mạnh ở tất cả các các mảng kinh doanh: PVS trích lập rất nhiều chi phí dự phòng trong quý như 360 tỷ cho kho dầu nổi (FPSO) Lam Sơn và 480 tỷ cho dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt
+ Doanh thu tài chính giảm sâu 66% (~150 tỷ) do khoản lãi chênh lệch tỷ giá giảm mạnh; đồng USD trong xu hướng giảm giá trong quý 4/2019
+ Tuy nhiên, chi phí bán hàng và quản lý giảm 19% (~49 tỷ) do PVS hoàn nhập 1 khoản dự phòng khoảng 23 tỷ trong quý 4/2019 và chi phí khác giảm
+ Lợi nhuận khác chuyển từ lỗ 566 tỷ sang lãi 231 tỷ do PVS hoàn nhập 360 tỷ chi phí bảo hành cho dự án Biển Đông; và chi phí do đánh giá lại tài sản giảm từ 622 tỷ cùng kỳ xuống chỉ còn 225 tỷ
+ Chất lượng lợi nhuận của PVS là rất kém, các khoản bất thường (đánh giá lại tài sản, dự phòng, và hoàn nhập dự phòng) đang đóng góp rất lớn vào lợi nhuận
1900.1055