Cổ phiếu ngân hàng đẩy thị trường, cổ phiếu chứng khoán bị bán mạnh, BSR - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG ĐẨY THỊ TRƯỜNG, CỔ PHIẾU CHỨNG KHOÁN BỊ BÁN MẠNH

- Index tăng điểm tốt trong suốt phiên
- Dòng tiền tập trung vào cổ phiếu ngân hàng
- Nhiều cổ phiếu khác cũng tăng khá tốt như VRE VNM GAS HPG
- Cổ phiếu chứng khoán bị bán mạnh.
- Tuy nhiên, vùng kháng cự mạnh tại 900-920 đang đến gần.
- Thanh khoản tăng tôt: 15% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 30% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng và hoạt động khá tích cực trong phiên: mua nhiều VRE VNM CTD, và bán nhiều NVL CTG VJC VIC.

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 09/01/2019

- Mỹ, Trung thu hẹp bất đồng thương mại, và kéo dài đàm phán thêm một ngày. TTCK Mỹ tăng cao nhất 3 tuần.
- Giá dầu WTI và Brent cũng tăng mạnh lên mức 50.32 và 59.15 USD/thùng nhờ triển vọng đàm phán Mỹ Trung tích cực.

- Chủ tịch VCB: Đã bán 3% vốn cho nước ngoài với giá ~57,000/cổ phiếu, thu về 6.200 tỷ
- Chủ tịch HĐQT các ngân hàng VCB, CTG, Agribank, BID đều nêu đề nghị được tăng, hỗ trợ tăng vốn. Nếu không thể tăng vốn trong năm 2019 thì tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng này sẽ rất thấp trong năm 2019 do hệ số CAR đều đang rất thấp.

BSR (Lọc hóa dầu Bình Sơn) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- BSR sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất để lọc dầu thô thành dầu thành phẩm. 3 sản phẩm chủ yếu của BSR là: xăng RON92, xăng RON95, và dầu diesel (DO), tổng chiếm ~90% doanh thu. Ngoài ra, 1 số sản phẩm khác cũng liên quan đến dầu khí như dầu mazut, Xăng jet A-1, LPG, hạt nhựa PP.  
- Sản phẩm đầu ra được bán cho các DN phân phối xăng dầu với tỷ lệ như sau: PLX 41%, OIL 25%, và các DN khác như Saigon Petro, Dầu khí Đồng Tháp, Thanh Lễ...
- 90% nguồn dầu thô cho sản xuất được mua từ trong nước (chủ yếu mua từ mỏ Bạch Hổ) thông qua PVOil, phần còn lại được nhập khẩu; sau đó được vận chuyển bằng tàu (tải trọng 110K-150K DWT). NVL hiện đang chiếm tới 92% tổng chi phí sản xuất.
- Nhà máy của BSR đang vận hành ổn định ở mức 103-105% công suất thiết kế.
- BSR nhận được rất nhiều ưu đãi từ phía chính phủ như tiền thuê đất, thời hạn thuê, và đặc biệt là thuế. Từ 2017, BSR được tự chủ quyết định giá bán mà không phải nộp các khoản thu điều tiết hay thuế nhập khẩu (trong khi đó, xăng dầu thành phẩm nhập vào VN phải chịu thuế nhập khẩu 10%)

Triển vọng doanh nghiệp: TRUNG LẬP
- Hiện BSR đang vận hành tối đa công suất nên sản lượng sẽ không thể tăng trong các năm tới. BSR đang tiến hành đầu tư nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất nhưng phải đến năm 2022 dự án mới dự kiến đi vào hoạt động.
- Từ đầu năm 2018, NMLD Nghi Sơn đi vào hoạt động với công suất 10 triệu tấn/năm (đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu trong nước) sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn hơn trong thời gian tới.
- Ngoài ra, giá dầu khí đã giảm mạnh từ cuối 2018 và sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019 do các nước tăng trưởng chậm lại. Theo dữ liệu các năm trước, biên LN của BSR biến động cùng chiều với diễn biến giá dầu quốc tế.
- BSR đã được thông qua phương án bán 49% cho cổ đông chiến lược, Nhà nước chỉ giữ lại 43% vốn. Hiện đã có 2 nhà đầu tư đăng ký tham gia là PLX và Nation Indian Oil Corporation (công ty Dầu lửa từ Ấn độ).

Sức khỏe tài chính: KHẢ QUAN
Tình hình tài chính của BSR lành mạnh do số dư tiền lớn ~10K tỷ, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ở mức khá an toàn là 0.845, và hoạt động kinh doanh tạo ra dòng tiền dương ổn định. Tuy nhiên, số dư nợ vay hiện khá cao là ~11.8K tỷ và gần như 100% nợ vay đều bằng USD nên rủi ro tỷ giá của BSR là khá lớn. Ước, nếu tỷ giá USD/VND tăng 1% thì BSR sẽ ghi nhận ~100 tỷ đồng lỗ tỷ giá (tương đương 1.23% LNTT).
 

1900.1055