Chênh lệch giữa thị trường phái sinh và cơ sở lên tới 17 điểm, TNG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

CHÊNH LỆCH GIỮA THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH VÀ CƠ SỞ LÊN TỚI 17 ĐIỂM

- Index giao dịch đi ngang suốt phiên và khá cân bằng giữa cả bên mua và bên bán. 
- Cổ phiếu dầu khi hút dòng tiền, trong khi đó, cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán lại bị bán mạnh.
- Tuy nhiên, chênh lệch giữa thị trường phái sinh và cơ sở lên tới 17 điểm khi tất cả chỉ số phái sinh đóng cửa ở khoảng 840 điểm. Và vùng kháng cự mạnh tại 900-920 đang đến gần.
- Thanh khoản giảm: 15% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 30% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng, tập trung vào GAS (69 tỷ) GAS (41 tỷ).

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 10/1/2019

- Cả phía Mỹ và Trung Quốc đã ra thông báo về nội dung đàm phán thương mại với kết quả tích cực.
- Giá dầu WTI và Brent tăng mạnh 5% lên mức  51.8 và 60.91 USD/thùng triển vọng đàm phán Mỹ - Trung tích cực và OPEC cắt giảm sản lượng
- Tỷ giá USD/CNY giảm mạnh xuống mức 6.784 từ mức đỉnh là 6.97 hồi tháng 11/2018. Áp lực phá giá đồng VND cũng giảm đáng kể.

- Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam sẽ tăng 18% trong 2019
- NHNN đã mua ròng 6 tỷ USD trong năm 2018 và 700 triệu USD trong 9 ngày 2019. Dự trữ ngoại hối của VN hiện đang rất cao và an toàn.
- VEPR dự báo năm 2019 Việt Nam tăng trưởng GDP ~6,9% và lạm phát trên 4.28%

TNG (CTCP TNG) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- TNG gia công hàng may mặc (áo Jacket, quần Cargo short) 
- 94% sản lượng được xuất khẩu, trong đó 2 thị trường chính là Mỹ và EU với tỷ lệ lần lượt là 50% và 40%. 6% còn lại được bán trong nước với thương hiệu “TNGFashion” thông qua hệ thống phân phối gồm  26 cửa hàng và 14 đại lý trên hơn 20 tỉnh thành tại VN. Tuy nhiên, lợi nhuận từ TNGFashion vẫn âm trong năm 2017 do chi phí mở cửa hàng lớn.
- 69% nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu, và chủ yếu nhập từ Trung Quốc (~80%).
- Cơ cấu chi phí: nguyên liệu, nhân công chiếm ~45% và 39.5% tổng chi phí. TNG hiện có ~10,000 lao động (gần gấp đôi so với số lượng lao động của TCM và GMC)
- TNG hiện sở hữu 6 nhà máy, trong đó 3 nhà máy lớn nhất là Việt Đức, Phú Bình, Sông Công đang hoạt động với công suất lần lượt là 100%, 85%, và 50%.

Triển vọng doanh nghiệp: TRUNG LẬP
- Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại vào năm 2019 sẽ là dấu hiệu lo ngại cho toàn ngành và TNG.
- HIệp định CPTPP dù đã có hiệu lực từ 2019, tuy nhiên, TNG không được hưởng lợi từ hiệp định do TNG chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc (không thuộc các nước CPTPP) và nguồn nguyên liệu nhập khẩu được yêu cầu từ chính các chủ đơn hàng nên không thể thay đổi nguồn nhập nguyên liệu.
- Sản phẩm gia công của TNG khá đơn giản và dễ bị thay thế. Do đó, khả năng cạnh tranh lâu dài sẽ bị hạn chế.
- Tuy nhiên, xét về tổng thể, triển vọng toàn ngành dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục Khả Quan trong ngắn hạn và trung hạn so với các quốc gia lân cận do chi phí nhân công cạnh tranh và sản phẩm gia công may mặc có mức độ chi tiết và phức tạp cao.
- Ngoài ra, chỉ số định giá PE của TNG cũng khá thấp là 5.1 lần.

Sức khỏe tài chính: KÉM KHẢ QUAN
Tình hình tài chính của TNG Kém khả quan do 1) số dư tiền thấp ~14 bill,  2) số dư phải thu tăng rất mạnh từ 432 tỷ lên 734 tỷ trong 2018, 3) số dư nợ vay rất lớn lên tới 1,580 tỷ (tương đương 59% tổng tài sản), và  4) dòng tiền từ sản xuất kinh doanh âm liên tục trong những năm qua (đây là dấu hiệu rất xấu với DN có lợi nhuận tăng trưởng liên tục như TNG). Do đó, TNG đang phải sử dụng nợ vay và bán sản phẩm nhưng khó thu tiền để duy trì hoạt động.
 

1900.1055