Biến động mạnh cuối phiên: VIC sàn, SAB gần trần, CSM - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

BIẾN ĐỘNG MẠNH CUỐI PHIÊN: VIC SÀN, SAB GẦN TRẦN

- Thị trường giao dịch đi ngang trong hầu hết ngày, nhưng tại phiên ATC, lệnh bán tăng mạnh khiến thị trường đóng cửa giảm điểm.
- Đóng cửa: VIC sàn và SAB gần trần. Điểm nhấn đáng nói là lệnh bán VIC và lệnh mua SAB dường như chỉ đến vào đúng phút cuối cùng (2h44 chiều).
- Hầu hết cổ phiếu khác đóng cửa thấp nhất ngày.
- Thanh khoản tăng nhẹ: 10% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 11% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng, tập trung tại HPG (156 tỷ) KDH (59 tỷ) CTD (54 tỷ) BID (53 tỷ).

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 28/12/2018

- TTCK Mỹ có phiên hồi phục đảo chiều mạnh nhất kể từ năm 2010, tức mức giảm 2.5% sang tăng 1.44%, cho thấy dấu hiệu của sự đảo chiều sang thị trường tăng điểm.

- Kinh tế VN kết thúc năm 2019 với các chỉ số vĩ mô tích cực:
+ Tăng trưởng GDP cao 7.08%
+ CPI được kiềm chế tốt ở mức 3.54%
+ Tỷ giá USD/VND chỉ tăng 2.23%
+ Tăng trưởng tín dụng thấp ~15%
+ Vốn FDI thực giải ngân đạt 19.1 tỷ USD, tăng 9.1% vs 2017.
- VN-Index kết thúc 2018 đạt 892,54 điểm, giảm 9,32% so với 2017

CSM (Ctcp Cao su Miền Nam) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- CSM là DN sản xuất săm lốp, trong đó, lốp ô tô(bias và radial), lốp xe máy, và lốp xe đạp chiếm lần lượt 45%, 37%, và 6% doanh thu.
- Cao su tự nhiên và tổng hợp chiếm ~47% tổng chi phí. Do đó, biến động giá cao su tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến biên LN gộp. Giá cao su tăng mạnh đầu năm 2017 đã khiến biên LN gộp 2017 giảm sâu từ 20.7% còn 12.3%.
- Công suất hiện tại của CSM là: 1,260K lốp bias/năm, 350K lốp radial/năm, và 700 lốp bán thép (PCR)/năm. Trong đó, nhà máy lốp radial, sau gần 5 năm hoạt động, dự kiến 2018, CSM chỉ sản xuất được khoảng 200K lốp, tức ~57% công suất và chưa đạt điểm hòa vốn (ở ~260K lốp/năm). HIệu quả hoạt động kém của lốp radial là do CSM không tìm được thị trường xuất khẩu như DRC. Các nhà máy còn lại đang hoạt động ở mức ~80-90% công suất thiết kế.
- Mức độ cạnh tranh trong ngành đang khá gay gắt nên giá bán khó tăng. 3 DN nước ngoài là Bridgestone, Sailun, và Kumho đang chiếm top3 thị phần với công suất lần lượt 16.7; 7.8; và 3.3 triệu chiếc/năm. 3 DN đầu ngành của VN là DRC CSM SRC chỉ đạt tổng công suất là ~3.2 triệu lốp/năm
- Mức độ sử dụng nợ vay của CSM cao khiến gánh nặng tài chính là rất lớn.

Triển vọng doanh nghiệp: TRUNG LẬP
- Giá cao su tự nhiên và cả giá dầu (đầu vào sản xuất cao su tổng hợp) đã giảm rất mạnh trong thời gian qua và được dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019 do nhu cầu giảm và sản lượng dầu đá phiên tăng sẽ giúp CSM cải thiện biên LN gộp. 
- Sản lượng xe ô tô tiêu thụ tại VN vẫn tăng trưởng 4-5%/năm trong những năm qua sẽ là động lực tăng trưởng sản lượng lốp ô tô lắp mới và thay thế cho toàn ngành.
-  Tuy nhiên, cạnh tranh mạnh từ đang khiến giá bán khó tăng. Ngoài ra, PE của CSM đang rất cao, lên tới 96 lần do lợi nhuận năm qua giảm sâu.
- Lãi suất đang trong xu hướng gia tăng khiến gánh nặng lãi vay tiếp tục đè nặng lên CSM.
- Vinachem có kế hoạch thoái vốn từ mức 51% xuống còn 36% trong năm 2019

Sức khỏe tài chính:
Tình hình tài chính Kém Khả Quan do số dư nợ vay rất lớn ~2,239 tỷ (tương đương 58.5% tổng tài sản), số dư tiền rất thấp ~50 tỷ, và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh âm trong 2 năm liên tiếp. Gánh nặng tài chính với CSM là rất lớn trong bối cảnh hoạt động kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn.
 

1900.1055