Bán tháo trên diện rộng, hồi phục nhẹ cuối phiên nhờ vào VIC/SAB/BVH/MSN, BFC - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

BÁN THÁO TRÊN DIỆN RỘNG, HỒI PHỤC NHẸ CUỐI PHIÊN NHỜ VÀO VIC/SAB/BVH/MSN

- Cổ phiếu bị bán tháo trong hầu hết phiên, nhưng đã hồi phục nhẹ trong phiên chiều và đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày (dù vẫn giảm mạnh).
- VIC/SAB/BVH/MSN (vốn hóa lớn với thanh khoản thấp) hồi phục lên tham chiếu là lý do chính cho Index hồi phục. Rất nhiều cổ phiếu khác vẫn đóng cửa ở mức giá rất thấp.
- Vn-Index đã có 9 phiên giảm điểm liên tiếp.
- Thanh khoản tăng mạnh: 3.4% cao hơn trung bình 20 phiên, và 38% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng nhẹ tại nhiều cổ phiếu.

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 23/12/2018

Giá dầu WTI và Brent tiếp tục giảm sốc ~6.5% xuống còn 42.53 và 50.47 USD/thùng. Giá vàng tăng cao nhất trong 6 tháng. Thêm dấu hiệu cho thấy chu kỳ kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái trong năm 2019.
- Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm ~12% trong năm 2018.
- Ngày càng nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới chính thức bước vào "Thị trường Gấu" như Neikei (Nhật Bản), Kospi (Hàn Quốc), Shanghai (Trung Quốc), or even S&P (Mỹ)

- VHM, BVH, TCB, và HDB được dự báo 'lọt rổ' VN30 trong kỳ cơ cấu tháng 1/2019
- Mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong tuần qua khá ổn định mặc dù FED mới tăng lãi suất.

BFC (Phân bón Bình Điền) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- Sản phẩm của BFC là phân NPK thương hiệu đầu trâu chất lượng cao. BFC là DN lớn trong ngành với thị phần NPK là: ~12% tại miền Bắc, ~ 28% tại miền Nam, và ~10% tại miền Trung.
- NVL chính là các loại phân DAP, Ure, Kali..., trong đó 90% được cung cấp bởi chính các công ty trong tập đoàn Vinachem và chiếm tới ~80% tổng chi phí sản xuất. Các loại phân đầu vào này đều dùng khí là NVL chính nên diễn biến giá đều khá sát với diễn biến giá khí trên thị trường thế giới.
- BFC hiện sở hữu 5 nhà máy với tổng công suất ~975K tấn, và mới đang hoạt động ~70% công suất. 
- Tình hình cạnh tranh trong ngành đang gia tăng do 1 số DN đã đầu tư tăng công suất NPK toàn ngành như: DPM năm 2018 với công suất 250 nghìn tấn…
- Trong khoảng 3 năm qua, tăng trưởng lợi nhuận các DN ngành phân bón kém, thậm chí tăng trưởng âm do giá khí tăng mạnh và cạnh tranh tăng do dư cung khiến giá bán khó tăng, cả 2 yếu tố này đã làm biên lợi nhuận giảm.

Triển vọng doanh nghiệp: TÍCH CỰC
- Giá khí đã giảm sâu kể từ cuối năm 2018 sẽ là động lực giúp biên lợi nhuận của BFC được cải thiện đáng kể.
- Tuy vậy, sản lượng có thể sẽ đi ngang hoặc thậm chí giảm nhẹ trong năm 2019 do hiện tượng ElNino đang được sự đoán sẽ quay trở lại VN từ cuối năm 2018 sẽ khiến ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng.
- Ngoài ra, BFC đang nâng công suất lên 1,150k tấn/năm từ 2 nhà máy: 1) Ninh Bình (từ 200k tấn/năm lên 400k tấn/năm);  2) nhà máy tại Tây Ninh (từ 50k lên 100k tấn/năm), đã đi vào hoạt động trong quý 4/2018. Việc này sẽ khiến chi phí lãi vay và chi phí khấu hao tăng nhẹ.
- Bên cạnh đó, lãi suất đang trong xu hướng tăng, việc BFC sử dụng nhiều nợ vay sẽ khiến áp lực tài chính trong năm 2019 trở nên lớn hơn.
- Điểm tích cực là chỉ số định giá PE đã ở mức rất thấp là 7 lần và tỷ suất cổ tức ở mức cao là 9.76%
- Vinachem sẽ thoái vốn để giảm tỷ lệ sở hữu tại BFC từ mức 65% hiện tại xuống dưới 50% cũng là động lực tăng giá cho cổ phiếu BFC.

Sức khỏe tài chính:
Tình hình tài chính của BFC cũng chỉ ở mức Trung Lập do: số dư nợ vay cao ~1,866 tỷ (tương đương ~49% tổng tài sản), số dư phải thu và tồn kho rất cao là 2,641 tỷ (tương đương 69% tổng tài sản), trong khi đó số dư tiền lại thấp là 250 tỷ. 
 

1900.1055