Áp lực bán vẫn lớn, nhiều cổ phiếu kiểm định lại vùng đáy, VCB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

ÁP LỰC BÁN VẪN LỚN, NHIỀU CỔ PHIẾU KIỂM ĐỊNH LẠI VÙNG ĐÁY
- Vn-Index tăng tốt đến giữa phiên sáng, nhưng áp lực bán đã tăng khiến Vn-Index giảm dần trong suốt thời gian còn lại
- Tuy nhiên, Vn-Index vẫn tăng nhẹ do có tới 26 mã tăng trần như DXG DRC CSM TNG KBC SAM BCM VGC
- Nhóm giảm mạnh nhất là chứng khoán, ngân hàng, dược phẩm, vật liệu xây dựng, và tiện ích
- Hôm nay là ngày chứng khoán về tài khoản của phiên bán tháo hoảng loạn 3 ngày trước với thanh khoản cao và giá cổ phiếu thấp. Do đó, áp lực bán cao để kiểm định lại vùng đáy là hoàn toàn bình thường. Vn-Index có thể sẽ đi ngang tích lũy tại đây vài phiên trong tuần tới.
- Thanh khoản tăng: 1.7% cao hơn trung bình 20 phiên, và 5.8% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng nhẹ, tập trung bán HPG (-132 tỷ) VNM (-107 tỷ) CTG (-93 tỷ) VHM (-59 tỷ), nhưng họ cũng mua ròng mạnh NVL (182 tỷ) FUESSVFL (92 tỷ) E1VFVN30 (56 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,8% trong năm 2021
Theo Standard Chartered, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 7,8% năm nay, cao hơn 1,3 điểm phần trăm so với mục tiêu của Chính phủ và cao hơn 1,8 điểm phần trăm so với chỉ tiêu Quốc hội giao. Lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á.

- 30 CTCK cho vay hơn 88,000 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán tới cuối quý IV/2020
Tổng lượng cho cho vay của 30 CTCK tại thời điểm 31/12/2020 ở mức hơn 88.040 tỷ đồng, tăng gần 40% so với quý III. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu quý IV/2020 tăng 30,5% so với quý III. SSI là công ty có mức tăng các khoản cho vay lớn nhất ở quý IV/2020 với gần 96%.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Mã: VCB
Giá cổ phiếu tại ngày 22/01/2021       103,000
PE hiện tại         22.2
Vốn hóa (tỷ)         382,014
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 29,406   39,178 45,730 48,998
yoy 18.2%   33.2% 16.7% 7.1%
LNST 9,091   14,606 18,511 18,447
yoy 32%   60.7% 26.7% -0.3%
Tỷ suất LNST 30.9%   37.3% 40.5% 37.6%
EPS 2,001   3,334 4,326 4,974
P/E 41.3   24.8 19.1 20.7
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4/2020: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng trưởng 20.3%: Tín dụng và huy động đều tăng trưởng đột biến ở mức 7.15% và 5.16% trong quý 4, bằng 46.4% và 47.6% tổng mức tăng trưởng tín dụng và huy động cả năm 2020 của VCB. Như vậy, VCB đã đẩy mạnh cho vay vào những ngày cuối của năm 2020. NIM tăng lên mức 3.37%, tăng 37 bps qoq và tăng 46 bps so với mức trung bình cả năm 2019 nhờ lãi suất huy động giảm sâu trong năm 2020. LDR duy trì ở mức 81.37%, thấp hơn rất nhiều ngưỡng an toàn 90%
- Lãi từ dịch vụ tăng đột biến 247.5% nhờ VCB nhận được 1/5 khoản phí dịch vụ từ hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền với FWD trong quý 4/2020, trị giá 1,800 tỷ.
- Lãi từ hoạt động ngoại hối tăng 12% yoy
- Chi phí hoạt động chỉ tăng nhẹ 7.73%
- Đặc biệt, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới 97% yoy lên mức 3,883 tỷ, bằng 35.4% lợi nhuận trước thuế quý 4. Đã có 1 số ý kiến cho rằng, VCB chủ động điều chỉnh lợi nhuận năm 2020 để lợi nhuận 2020 tăng trưởng âm so với năm 2019, trong bối cảnh dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và NHNN chỉ đạo các NHTM phải dùng chi phí để cắt giảm lãi suất. Việc VCB tăng mạnh chi phí dự phòng có thể phần nào khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn có cơ sở. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0.79% xuống 0.62%, thấp nhất hệ thống ngân hàng. Nợ nhóm 3,4,5 đểu ghi nhận giảm so với năm 2019.
- Cuối cùng, LNST vẫn tăng tốt 30% yoy
1900.1055