Áp lực bán rất lớn, thanh khoản kỷ lục, thị trường phân hóa, BID - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

ÁP LỰC BÁN RẤT LỚN, THANH KHOẢN KỶ LỤC, THỊ TRƯỜNG PHÂN HÓA
- Vn-Index tăng nhẹ trong hầu hết phiên, nhưng đã giảm điểm từ cuối phiên chiều
- Áp lực bán là rất lớn trong suốt cả ngày
- Thị trường phân hóa khá sâu sắc: 1 số nhóm ngành tăng rất tốt như chứng khoán, thủy sản, săm lốp, và điện; trong khi đó 1 số nhóm ngành lại giảm điểm như vật liệu xây dựng, tiện ích, dầu khí, bảo hiểm, và hàng tiêu dùng
- Có tới 93 mã tăng trần trên 3 sàn, cho thấy dòng tiền đầu cơ đang rất mạnh mẽ
- Áp lực bán lớn là hoàn toàn bình thường do đã có nhiều nhà đầu tư có lợi nhuận tốt. Ngưỡng hỗ trợ hiện ở vùng 1,420 điểm, tuy nhiên chúng tôi cho rằng nhà đầu tư có thể bắt đầu mua dần từ mốc 1,430 điểm
- Thanh khoản tăng lên cao nhất lịch sử: 53.5% cao hơn trung bình 20 phiên, và 15.7% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng rất mạnh, họ mua nhiều CTG STB, và bán ra nhiều HPG NLG SSI MSN VNM VND KDH PAN VRE
Điểm tin hàng ngày      

- PMI tháng 10 lên trên 50 điểm, chi phí đầu vào tăng nhanh kỷ lục
PMI tháng 10 đạt 52,1 điểm, cao hơn mức 40,2 điểm của tháng trước, cho thấy các điều kiện kinh doanh đã được cải thiện. Đơn đặt hàng mới nói chung và đơn đặt hàng mới xuất khẩu đều tăng mạnh trong tháng 10. Chi phí sản xuất được ghi nhận tăng nhanh nhất kể từ tháng 4 vừa qua và là một trong những mức tăng mạnh nhất trong lịch sử khảo sát PMI.

- Đại biểu Quốc hội đề xuất gói kích cầu hạ tầng 10% GDP
Theo ông Đinh Ngọc Minh, Phó viện trưởng Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Quốc hội nên ban hành gói kích cầu khoảng 10% GDP để phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nền kinh tế.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Mã: BID
Giá cổ phiếu hiện tại         41,900
PE hiện tại         16.6
Vốn hóa (tỷ)         166,914
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 44,483   48,121 50,034 58,561
yoy 14.0%   8.2% 4.0% 17.0%
LNST 7,358   8,368 6,997 11,818
yoy 8.4%   13.7% -16.4% 68.9%
Tỷ suất LNST 16.5%   17.4% 14.0% 20.2%
EPS 1,642   1,664 1,271 2,938
P/E 26.2   26.1 33.8 14.3
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng 33.5%. Tín dụng vẫn tăng trưởng khá tốt 2.4% trong quý 3, và tăng 9.4% trong 9 tháng bất chấp tình trạng Covid-19 kéo dài. Trong khi đó, huy động tăng thấp hơn ở mức 1.2% trong quý 3, và tăng 6.8% trong 9 tháng. NIM tăng 41 bps lên mức 2,97% nhờ tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn CASA tăng từ 17.3% lên 19%, BID là 1 trong số ít ngân hàng có NIM tăng trong quý 3.

- Thu nhập dịch vụ tăng 16.5%

- Thu nhập khác giảm 21%, có thể do tốc độ thu hồi nợ xấu (chủ yếu đảm bảo bằng bất động sản) đã giảm trong quý 3 do tác động của Covid-19

- Chi phí hoạt động tăng 29%, chủ yếu do chi phí nhân sự tăng đột biến tới 57.5%

- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh 30.3%. Chất lượng tài sản có phần được cải thiện đôi chút: 1) Tỷ lệ nợ xấu giữ không đổi ở mức khoảng 1.61%, và 2) Số dư nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) chỉ tăng nhẹ 0.4% (so với mức tăng trưởng tín dụng là 9.4%)

- Cuối cùng, LNST giảm nhẹ 2.9%, chủ yếu do chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng mạnh
1900.1055