Thị trường giảm điểm bất chấp nỗ lực từ SAB VIC VNM, SBT - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

THỊ TRƯỜNG GIẢM ĐIỂM BẤT CHẤP NỖ LỰC TỪ SAB VIC VNM

- Vn-Index mở cửa tăng khá tốt, tuy nhiên đã giảm dần sau đó và đóng cửa gần như thấp nhất trong ngày.
- SAB VIC VNM tăng điểm lần lượt là  2.3%, 1.5%, và 1.3% nhưng cũng không đủ giúp thị trường tăng điểm.
- Áp lực bán tập trung vào cổ phiếu dầu khí và ngân hàng
- Thanh khoản cải thiện trong phiên giảm điểm: 7% thấp hơn trung bình 20 ngày, tuy nhiên 2% cao hơn ngày giao dịch gần nhất.
- Khối ngoại bán ròng, trong đó mua nhiều GMD (48 tỷ) VNM (42 tỷ) và bán nhiều SBT (91 tỷ).

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN HÀNG NGÀY

- Giá dầu giảm mạnh hơn 6% do lo ngại nhu cầu dầu toàn cầu giảm và nguồn cung dầu tăng.
- Thị trường nhà ở tại Trung Quốc có thể rơi vào suy thoái trong năm tới do Chính phủ đang đưa thêm các điều kiện đối với việc sở hữu nhà ở.
- GDP Nhật Bản trong quý 3/2018 giảm 1,2% (yoy), mạnh hơn mức dự báo là 1% do thiên tai và xuất khẩu giảm. Sự suy giảm của Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới là một bằng chứng nữa về tình trạng yếu đi của nền kinh tế toàn cầu.

- Bộ Công an đã ra lệnh bắt tạm giam ông Cao Duy Hải, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone

SBT - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- Đường chiếm tới 88% doanh thu, các sản phẩm khác là mật rỉ, phân bón, điện… Trong năm 2018, lợi nhuận của SBT tăng mạnh chủ yếu do tác động từ việc sáp nhập BHS năm 2017.
- NVL đầu vào là mía, SBT tự chủ được 20%, còn lại mua từ các hộ nông dân. 
- SBT sở hữu 9 nhà máy đường với sản lượng mỗi năm ~620K tấn, chiếm ~38% thị phần cả nước (bao gồm cả đường nhập khẩu) hoặc 56% thị phần (nếu không gồm đường nhập khẩu).
- Các kênh tiêu thụ của SBT: B2B 56% doanh thu cho các DN lớn như Pepsi, Coca, VNM…; B2C 13%; thương mại 20%; và xuất khẩu 11%. Địa bàn hoạt động chính là Miền Nam (80% doanh số) 
- Lợi thế của SBT so với cá DN trong nước là chi phí sản xuất thấp do năng suất mía (kg/tấn) cao và giá thu mua mía thấp.

Triển vọng doanh nghiệp:
- Nhu cầu nội địa tăng trưởng 5%/năm 2019-2023 đến từ ngành thực phẩm, đồ uống và tiêu dung. SBT có thể tăng trưởng sản lượng cao hơn ~23% nhờ vào các lợi thế của mình.
- Tuy nhiên, giá đường thế giới đang trong xu hướng giảm sâu từ đầu năm 2017 tới nay do tình trạng dư cung toàn cầu khiến giá đường VN cũng sẽ chịu áp lực giảm. Giá đường VN đã giảm ~33% từ đầu 2017.
- Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ 2020 sẽ khiến thuế nhập khẩu đường giảm từ 80% về 5%, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt từ đường Thái Lan do Thái Lan có chi phí sản xuất thấp hơn VN rất nhiều.
- Lãi suất đang trong xu hướng tăng sẽ khiến chi phí tài chính của SBT tăng cao.
- Bà My (Thành viên HĐQT) và TTC (cổ đông lớn) đều đã và đang đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu SBT gần đây sẽ là động lực tăng giá cổ phiếu.

Sức khỏe tài chính:
- Tình hình tài chính ở mức trung tính do số dư nợ vay cao ~9,650 tỷ (~51% tổng tài sản), số dư phải thu lớn (~35% tổng tài sản), tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ cao ~1.6 lần.
- Mặc dù vậy, điểm sáng là dòng tiền từ sản xuất kinh doanh dương 1,071 tỷ trong năm 2018 và SBT đã giảm số dư nợ vay ~1,200 tỷ.

1900.1055