Áp lực bán duy trì suốt phiên, HSG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

ÁP LỰC BÁN DUY TRÌ SUỐT PHIÊN

- Vn-Index mở cửa giảm mạnh, hồi phục sau đó, tuy nhiên áp lực bán mạnh lên vào cuối giờ giao dịch buổi chiều đã khiến Vn-Index đóng cửa giảm điểm mạnh.
- SAB BVH là động lực chính kéo chỉ số.
- Dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu dệt may, thủy sản, và cảng biển
- Thanh khoản toàn thị trường: 10% thấp hơn giá trị trung bình 20 ngày, tuy nhiên 22% cao hơn ngày giao dịch gần nhất.
- Khối ngoại bán ròng, tập trung vào VIC (32 tỷ) SAB (22 tỷ).

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN HÀNG NGÀY

- TTCK Mỹ giảm mạnh do lo ngại suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghệ như của Apple.
- Chỉ số đồng USD (DXY) đạt mức 97.58, cao nhất trong vòng 52 tuần. Tỷ giá ngoại tệ USD/CNY cũng tăng lên mức 6.9686
- Giá dầu có 11 phiên giảm liên tiếp, hiện giá dầu WTI và Brent lần lượt thấp hơn 60 USD và 70 USD/thùng do lo ngại nhu cầu dầu giảm và sản lượng dầu đang tăng lên.
- Giá nhà tại Australia có thể giảm tới 30% trong trường hợp xảy ra suy thoái, theo đánh giá của UBS. Việc giá nhà giảm có thể 

- Hiệp định CPTPP chính thức được quốc hội VN thông qua.
- Tỷ lệ nợ xấu trong quý 3/2018 tăng lên tại 13 trong tổng số 17 ngân hàng niêm yết, trong đó bao gồm cả các ngân hàng lớn như BID CTG
- SAB nới room ngoại lên 100%

HSG - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- HSG là DN đầu ngành Tôn mạ và ống thép với 33.1% thị phần. Tuy nhiên, thị phần đang sụt giảm từ mức 37.5% năm 2015 do đối thủ mới gia nhập ngành và cả việc mở rộng của các DN hiện tại như NKG, Tôn Đông Á. Cạnh tranh trong ngành đang trở nên ngày càng gay gắt
- Tôn mạ và ống thép chiếm lần lượt 74% và 23% doanh thu của HSG.
- Hệ thống phân phối của HSG rộng khắp cả nước istreen 500 chi nhánh. Điểm khác biệt là hệ thống chi nhánh của HSG do chính HSG xây dựng và kiểm soát. Do đó, chi phí vận hành và số dư tồn kho là rất lớn.
- Nguyên vật liệu (chủ yếu là HRC) chiếm ~75% tổng chi phí và 100% phải nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản.
- HSG thực hiện đầu cơ tích trữ nguyên liệu HRC nên biên LN bất ổn qua các năm.
- Trong 2 năm qua, HSG đầu tư rất nhiều để tăng công suất. Tổng công suất vào cuối năm 2017 là 2.2 triệu tấn tôn mạ (+20% yoy), và 1,2 triệu tấn ống thép (+50% yoy). 

Tiềm năng trong tương lai:
HSG có cùng xu hướng giảm lợi nhuận như NKG với các lý do đã trình bày trong báo cáo trước. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng tới HSG có vẻ đang trầm trọng hơn:
- Động lực tăng trưởng chính là tăng sản lượng từ tăng công suất.
- Bên cạnh đó, thị trường hoạt động của HSG khá đa dạng trên cả nội địa (65%) và xuất khẩu (35%), do đó, hạn chế bớt rủi ro đầu tư quá công suất của HSG.
- Tuy nhiên, vấn đề chính với HSG hiện tại là giá NVL chính đang tăng nhanh chóng. Cụ thể, giá HRC đã tăng ~33% trong năm 2018 (dù đã giảm nhẹ trong 2 tháng gần đây, nhưng vẫn đang ở mức rất cao). Biên lợi nhuận gộp của HSG cũng vì thế mà giảm mạnh.
- Ngoài ra, chi phí tài chính cũng sẽ tăng mạnh do số dư nợ vay tăng nhanh để đầu tư tăng công suất và lãi suất đang trong xu hướng tăng. Chi phí khấu hao tăng ~50%. Chi phí bán hàng cũng tăng 30% để mở rộng hệ thống phân phối

Sức khỏe tài chính:
- Tình hình tài chính rất kém khả quan do số dư nợ vay tăng nhanh từ 11.8K tỷ lên 14.3K tỷ trong năm 2018 (tương đương 68% tổng tài sản), số dư tiền rất thấp là 490 tỷ, dòng tiền từ sản xuất kinh doanh liên tục âm nặng trong 2 năm qua do tồn kho tăng nhanh, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn rất cao là 3.5 lần.
- Ngoài ra, khi chu kỳ kinh tế VN bước vào giai đoạn cuối tăng trưởng, tình hình tài chính của HSG sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng.

1900.1055