Vượt ngưỡng kháng cự 850-855 điểm với thanh khoản thấp, BID - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VƯỢT NGƯỠNG KHÁNG CỰ 850-855 ĐIỂM VỚI THANH KHOẢN THẤP
- Vn-Index tăng mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt phiên
- Như vậy, Vn-Index đã vượt vùng kháng cự mạnh tại 850-855 điểm, tuy nhiên do thanh khoản thấp nên cú vượt này không thực sự đáng tin cậy và Vn-Index hoàn toàn có thể giảm để kiểm định lại ngưỡng này trong các phiên tới
- Dòng tiền trải rộng trên nhiều cổ phiếu và ngành như chứng khoán, ngân hàng, tiện ích, xây dựng, bán lẻ, và thủy sản
- Số lượng mã tăng điểm lớn hơn số mã giảm điểm rất nhiều
- Thanh khoản tăng nhẹ: 1.7% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 2.4% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng 4 phiên liên tiếp, tập trung bán VHM (109 tỷ) DXG (22 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- CTG: Sửa đổi Nghị định 126 và 32 cho phép Nhà nước đóng thêm tiền tăng vốn tại Vietinbank
Hiện tại CTG vướng phải 2 khó khăn để tăng vốn là: 1) theo quy định, tỷ lệ sở hữu nhà nước tối thiểu là 65% tại 4 ngân hàng quốc doanh, và hiện nhà nước chỉ sở hữu 64.5% CTG, nên việc phát hành thêm cổ phiếu sẽ càng làm giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước, và 2) tỷ lệ sở nước ngoài cũng chạm mức tối đa là 30%, do đó CTG không thể tăng vốn cho cả nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước. Dự thảo Nghị định mới bổ sung ngành ngân hàng vào danh sách các lĩnh vực được nhà nước đầu tư trung và dài hạn, qua đó cho phép Nhà nước đóng thêm tiền mới để đảm bảo duy trì tỷ lệ sở hữu nhà nước trong trường hợp các ngân hàng như CTG tiến hành tăng vốn. Đây sẽ là thông tin rất tích cực cho CTG. 

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Mã: BID
Giá cổ phiếu tại ngày 13/08/2020       39,650
PE hiện tại         18.2
Vốn hóa (tỷ)         157,663
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 39,016   44,483 48,121 49,600
yoy 28.2%   14.0% 8.2% 3.1%
LNST 6,787   7,358 8,368 8,790
yoy 51%   8.4% 13.7% 5.0%
Tỷ suất LNST 17.4%   16.5% 17.4% 17.7%
EPS 1,463   1,642 2,163 2,185
P/E 22.7   20.2 21.1 18.1
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2:

Lợi nhuận tăng trưởng 20.6% chủ yếu do chi phí dự phòng giảm mạnh, hoạt động tín dụng có dấu hiệu kém khả quan và chất lượng tài sản suy giảm:
- Thu nhập lãi thuần giảm 23.6%: tín dụng tăng tốt 3.05% trong quý 2; nhưng chỉ tăng 2% trong 6 tháng 2020, thấp hơn mức trung bình ngành là 3.54%; và chỉ tăng 6.8% yoy. Đây có thể là năm đầu tiên BID không đạt được hạn mức tăng trưởng tín dụng 9% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra. NIM giảm mạnh 77 bps về 1.96% do BID thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19: 3 lần giảm lãi vay với mức giảm từ 2,5%-3%/năm, giải ngân hơn 70K tỷ trong tổng số 93K tỷ của gói tín dụng hỗ trợ cho 5,400 khách hàng, với mức giảm lãi suất 2%/năm.
- Các doanh thu khác (dịch vụ, ngoại hối, đầu tư...) tăng trưởng 31%, chủ yếu nhờ hoạt động đầu tư tăng mạnh 497% do BID bán nhiều khoản trái phiếu chính phủ trong bối cảnh lãi suất giảm mạnh, số dư chứng khoán đầu tư giảm mạnh 19,608 tỷ trong quý 2
- Chi phí hoạt động giảm 6.1% nhờ tiết kiệm chi phí, tất cả các loại chi phí đều giảm trong quý 2
- Chi phí dự phòng giảm mạnh 26.2% (tương đương giảm 1,458 tỷ), tuy nhiên, chất lượng tài sản có dấu hiệu đi xuống: tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1.75% năm 2019 và 1.74% quý 1/2020 lên 2% trong quý 2/2020; số dư nợ nhóm 3,4,5 đều tăng từ 10%-20%
1900.1055