VƯỢT 880 ĐIỂM, HDB TIẾP TỤC TĂNG TRẦN | ||||
- Vn-Index đi ngang đầu phiên sáng, nhưng đã tăng mỗi lúc 1 cao hơn trong khoảng thời gian sau đó. Như vậy, Vn-Index đã vượt ngưỡng kháng cự mạnh 880 điểm. Tuy nhiên, vùng 880-900 là vùng kháng cự mạnh của Vn-Index, do dó, lực bán sẽ vẫn tiếp tục lớn trong các phiên tới - Nhóm ngân hàng đóng góp lớn nhất vào đà tăng, HDB tiếp tục tăng trần; nhóm bđs khu công nghiệp thu hút dòng tiền mạnh nhất - Tuy nhiên, số mã giảm điểm khá lớn nên thị trường không thể tăng quá mạnh. Nhóm tăng tốt khác là chứng khoán, tiện ích, và hàng tiêu dùng. - Thanh khoản giảm mạnh: 10% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 29.5% thấp hơn ngày giao dịch liền trước - Khối ngoại bán ròng, tập trung bán E1VFVN30 (131 tỷ) CII (50 tỷ) |
||||
Bản tin hàng ngày | ||||
- Mỹ xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chuỗi cung ứng Thông tin được ông Adam Boehler, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế Mỹ (DFC) cho biết trong cuộc gặp với Đại sứ Việt Nam tại Mỹ ngày 2/6. Đây là thông tin rất tích cực để Việt Nam thu hút được nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như Apple, Amazon, và Home Depot, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp Mỹ thường có tỷ lệ chất xám cao, thu nhập tốt, và có giá trị thặng dư lớn. - Các đại gia công nghệ tiếp tục kế hoạch chuyển sản xuất sang Việt Nam Đại diện Panasonic Việt Nam cho biết việc chuyển dịch nhà máy từ Thái Lan sang Việt Nam là một phần kết hoạch tái cấu trúc toàn cầu sản xuất của doanh nghiệp. Panasonic còn mở rộng nhà máy bằng việc xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất quạt trần và thông gió tại tỉnh Bình Dương. Nhiều nhà đầu tư khác như Sharp, Nintendo, Komatsu, Kyocera... cũng có kế hoạch chuyển dịch và mở rộng nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Nhóm bất động sản khu công nghiệp sẽ là đối tượng được hưởng lợi đầu tiên. - Kustocem muốn tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường, yêu cầu ông Nguyễn Bá Dương rời khỏi Coteccons Kustocem thông báo tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường để thay đổi HĐQT hiện tại, bầu HĐQT mới. Mâu thuẫn giữa các cổ đông CTD đang lên đỉnh điểm. |
||||
Mỗi ngày 1 cổ phiếu | |||||
Công ty Cổ phần Vincom Retail - Mã: VRE | |||||
Giá cổ phiếu tại ngày 03/06/2020 | 28,100 | ||||
PE hiện tại | 23.5 | ||||
Vốn hóa (tỷ) | 62,716 | ||||
Tỷ VND | 2017A | 2018A | 2019A | 2020F | |
Doanh thu | 5,518 | 9,124 | 9,259 | 9,900 | |
yoy | -13.6% | 65.3% | 1.5% | 6.9% | |
LNST | 2,027 | 2,404 | 2,851 | 2,500 | |
yoy | -17% | 18.6% | 18.6% | -12.3% | |
Tỷ suất LNST | 36.7% | 26.4% | 30.8% | 25.3% | |
EPS | 1,066 | 1,032 | 1,224 | 1,100 | |
P/E | 25.9 | 26.7 | 22.5 | 25.5 | |
Nguồn: FiinPro | |||||
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2020: Lợi nhuận giảm 19.6% do VRE hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 - Doanh thu giảm 26.2%: 1) Mảng cho thuê mặt bằng giảm 9.4% do VRE triển khai gói hỗ trợ 300 tỷ cho các khách hàng bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 (rạp chiếu phim, cửa hàng ăn, cơ sở giáo dục) thông qua trợ cấp phí thuê nhà và hỗ trợ các chi phí khác. VRE dự kiến sẽ triển khai tiếp 1 gói hỗ trợ 300 tỷ khác, được thực hiện trong quý 2/2020. Trong quý 1, số lượng khách trả lại mặt bằng là không đáng kể, và VRE cũng không mở thêm TTTM mới. Tổng số TTTM hiện vẫn là 79, đặt tại 43 tỉnh thành phố, và tổng diện tích là 1.6 triệu m2; và 2) Mảng bán bất động sản giảm 67% do việc bàn giao các dự án bị chậm trễ. - Lợi nhuận gộp giảm 21.9%: 1) Mảng cho thuê mặt bằng giảm 23.2% do chi phí cố định là rất lớn; và 2) Mảng bất động sản chỉ giảm nhẹ 11.3% do các dự án bàn giao trong quý 1 là các Shophouse tại Bắc Cạn, Cẩm Phả có biên lợi nhuận rất cao. - Hoạt động tài chính chuyển từ lãi 6.8 tỷ sang lỗ 32 tỷ do lãi tiền gửi giảm - Chi phí bán hàng và quản lý giảm 27.4% do hoa hồng môi giới giảm mạnh (doanh thu bđs giảm) và các chi phí khác (lương, marketing...) cũng giảm nhẹ - Chi phí thuế giảm do LNTT giảm - Cuối cùng, lợi nhuận giảm 19.6% |
|||||